NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2020-2021

NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2020-2021

NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2020-2021
Ngọc Ánh Nguyễn 1,, Thanh Bình C Nguyễn 2, Thanh Bình D Nguyễn 1, Thị Thanh Bình E Nguyễn 1, Thị Ánh Nguyệt Nguyễn 1, Thị Kim Nhung Đặng 1, Trung Anh Nguyễn 1, Thị Phương Oanh Lê 3, Mỹ Vân Tạ 
Mục tiêu: Mô tả nhu cầu thông tin và chăm sóc căng thẳng tâm lý của người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại cộng đồng và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 cặp người bệnh và người chăm sóc chính của họ sinh sống tại huyện Thạch Thất, Hà Nội năm 2020 – 2021. Nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc được lượng giá bằng thang điểm Camberwell Assessment of Need for the Elderly (CANE). Kết quả: 55,6% trường hợp người chăm sóc chưa được đáp ứng nhu cầu về thông tin và căng thẳng tâm lý, trong đó trung bình 53,1% không nhận được trợ giúp từ nguồn không chính thức và 93,7% không nhận được trợ giúp từ nguồn chính thức. Nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc tăng lên khi giai đoạn sa sút trí tuệ của người bệnh theo CDR tăng lên (p<0,05). Nhu cầu căng thẳng tâm lý có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến thu nhập bình quân của gia đình (p<0,05). Kết luận: Đa số người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ chưa được đáp ứng nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý kể cả từ nguồn trợ giúp không chính thức và chính thức, và có liên quan chặt chẽ đến giai đoạn bệnh và thu nhập của gia đình.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ  già  hóa  nhanh  nhất  thế  giới.Ước  tính  tỷ  lệ người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ tại Việt Nam là  7,9%[1].  Theo  báo  cáo  dự  báo  dân  số  Việt Nam  năm  2014,  dân  số  Việt  Nam  đạt  hơn  90 triệu người, trong đó gần 9 triệu người trên 60 tuổi tương đương số lượng người mắc sa sút trí tuệ khoảng 718 nghìn người[2]. Người bệnh sa sút trí tuệ với các triệu chứng suy giảm khả năng nhận thức  có tác động đáng kể đến khả năng độc lập, kỹ năng sống hàng ngày và tương tác xã hội của người bệnh. Chăm sóc người bị sa sút trí tuệ đặt ra nhiều thách thức, người chăm sóc phải tăng cường giám sát và chăm sóc các nhu cầu cá nhân khi người bị sa sút trí tuệ trở nên phụ  thuộc  nhiều  hơn  khi  giai  đoạn  bệnh  ngày càng nặng. Người chăm sóc cũng cần phải học cách quản lý các triệu  chứng rối loạn  hành vi, thay đổi tính cách của người bệnh và mất khả năng giao tiếp hiệu quả với họ. Khi sa sút trí tuệ tiến triển, những người chăm sóc ngày càng cảm thấy căng thẳng vàkiệt sức, có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, gián đoạn công việc và tài chính cạn kiệt[3]. Tình trạng thiếu thông tin kiến thức chăm sóc người bệnh và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ cộng đồng còn thấp dẫn đến giảm hiệu quả chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút trí tuệ cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của người chăm sóc[4]. Các chương trình quản lý người bệnh SSTT tại cộng đồng chủ yếu tập trung giải quyết các triệu  chứng  nhận  thức  và  hành  vi  của  người bệnh  mà  ít  quan  tâm  đến  nhu  cầu  của  người chăm  sóc  trong  việc  tư  vấn  đối  phó  các  tình huống bệnh, tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ và sức khỏe tâm thần của người chăm sóc. Để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc người bệnh SSTT, chúng tôi sử dụng Thang Camberwell Assessment of Need (CANE) for the Elderly, là một công cụ đáng tin cậy  và  đã  được  kiểm  định  đánh  giá  nhu  cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc, đồng thời tìm hiểu mức độ NCS cần hỗ trợ và các yếu tố liên quan. Dựa trên nhu cầu cụ thể góp phần tư vấn xây dựng các chương trình can thiệp và dịch vụ hỗ trợ đa dạng, toàn diện cho người bệnh và NCS

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment