Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015

Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015

Luận văn Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015.Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu, đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập với quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.
Y    tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở y tế.
Ngành y tế nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: y tế vừa phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu ngày một lớn và theo kịp công nghệ của các nước tiên tiến, bên cạnh đó còn phải đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách, dân cư vùng sâu, vùng xa.
Để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng ta cần thiết lập một cách hệ thống, tiến trình tuần tự ưu tiên đối với các khu vực có điều kiện kém hơn, đặc biệt đối với khu vực ngoại thành là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế toàn bộ thành phố. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng DVYT, nhưng đa số các nghiên cứu đều tập trung vào sức khỏe nhân dân nói chung, riêng về mảng sức khỏe răng miệng (RM) hiện tại có rất ít nghiên cứu trong nước được thực hiện.
Do đó, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015
Với mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ở nhóm dân cư trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2015.
2.    Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ở nhóm dân cư trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015
1.    Phạm Mạnh Hùng (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới., Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 62.
2.    Nguyễn Văn Thưởng, Trịnh Hùng Cường và Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2000), Mô tả và đánh giá các loại hình dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK nhân dân, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, 6-38.
3.    Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2002), Việt Nam: Một số chiến lược tài chính cho chăm sóc sức khỏe theo định hướng công bằng và hiệu quả, Đối mặt với tình trạng thiếu công bằng về sức khỏe – Từ nhận thức đến hành động, Lĩnh vực chính sách y tế – Bộ Y tế, 75.
4.    Nguyen Nguyet Nga (1997), Health Sector Development and Economic Reform in a transitional economy: Vietnam 1989-1997, A thesis submitted to the University of Manchester for degree of Philosophy in the Faculty of Economic and Social Studies, August 1997, School of Economic Studies, Manchester University, United Kingdom, 87, 92, 176-184.
5.    Nguyễn Thị Kim Chúc (1996), Nghiên cứu tình hình cung ứng thuốc cho cộng đồng của các nhà thuốc tư và biện pháp nâng cao hiệu quả, Luận án Phó tiến sĩ khoa học, Học viện Quân y, 84.
6.    Đỗ Nguyên Phương (2001), Một số vấn đề về công bằng, hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, 35-36.
7.    Nguyễn Văn Tường và các cộng sự (2001), Những thay đổi của ngành y tế trong thời kì đổi mới ở Việt Nam (1987-1998), Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, 140-142.
8.    Xiaoming C.S, Xiangang G, Dongmei Y(1999), Tài chính, chăm sóc sức khỏe đối với người dân nông thôn và cải tổ hệ thống y tế nông thôn ở Trung Quốc, Tài liệu tại hội nghị chuyên đề về chính sách công bằng và hiệu quả trong CSSK, 564.
9.    Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 26-29.
10.    Nguyễn Thị Trung Chiến và các cộng sự (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 33, 45, 86.
11.    Trần Thu Thủy (1993), Tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo và những giải pháp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 67.
12.    Bộ Y tế (1998), Đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng dẫn quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến huyện, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 30.
13.    Tổng cục thống kê (1998), Điều tra dân số và y tế năm 1998, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 104-110.
14.    Chewning B, Sleath B (1996), Medication decision-making and management: a client-centered model”, Soc Sci Med, 42, 389-398.
15.    J. W. Hurst (1991),.Reforming health care in seven European nations, Health Aff (Millwood), 10, 7-21.
16.    Ronald A (1968). A behavioral model of families’ use of health services, Research series – Center for Health Administration Studies, University of Chicago, 1143.
17.    R. Sauerbom, A. Nougtara, H. J. Diesfeld (1989). Low utilization of community health workers: results from a household interview survey in Burkina Faso, Soc Sci Med, 29, 1163-1174.
18.    Paola B, Harald S (1995). No real progress towards equity: Health of migrants and ethnic minorities on the eve of the year 2000, Social Science & Medicine, 41, 819-828.
19.    A. Cassels (1995) Health sector reform: key issues in less developed countries, J Int Dev, 7, 329-347.
20.    J. S. Akin, D. K. Guilkey, B. M. Popkin (1991). The production of infant health: input demand and health status differences related to gender of the infant, Res Popul Econ, 7, 267-289.
21.    P. E. Brodwin (1997). Politics, practical logic, and primary health care in rural Haiti, Med Anthropol Q, 11, 69-88.
22.    Trương Mạnh Dũng (2013), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe răng miệng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 93.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam    3
1.1.1.    Cung ứng dịch vụ y tế nhà nước    3
1.1.2.    Hình thức cung cấp dịch vụ y tế bán công    4
1.1.3.    Cung ứng dịch vụ KCB nhân đạo    4
1.1.4.    Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân    5
1.1.5.    Các lĩnh vực hoạt động của y tế tư nhân    5
1.2.    Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh .. 6
1.3.    Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại xã Hải Bối . 9
1.4.    Nghiên cứu trong nước    10
1.5.    Nghiên cứu nước ngoài    11
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    13
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    13
2.2.1.    Địa điểm nghiên cứu    13
2.2.2.    Thời gian nghiên cứu    13
2.3.    Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin    14
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    14
2.3.2.    Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu    14
2.3.3.    Các bước tiến hành thu thập thông tin    14
2.3.4.    Công cụ nghiên cứu    15
2.3.5.    Kỹ thuật thu thập thông tin    15
2.4.    Biến số, định nghĩa và phân loại    15
2.5.    Xử lý số liệu    17
2.6.    Khống chế sai số    18
2.7.    Đạo đức trong nghiên cứu    18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    19
3.1    Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu    19
3.1.1    Đặc điểm giới và tuổi    19
3.1.2    Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế của đối tượng
nghiên cứu    20
3.1.3    Tỷ lệ người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng và có
bảo hiểm y tế    22
3.2.    Thực trạng sử dụng dịch vụ    23
3.2.1.    Các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng dịch vụ KCB RM .. 23
3.2.2.    Nhóm đã sử dụng dịch vụ    28
3.2.3.     Nhóm đối tượng chưa sử dụng dịch vụ    33
3.3.    Nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB RM    34
Chương 4. BÀN LUẬN    37
4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc SKRM của một nhóm dân cư ở
xã Hải Bối năm 2015    37
4.1.1.    Thực trạng sử dụng dịch vụ CSSK RM    37
4.1.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh răng miệng của người dân    38
4.2.    Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc SKRM của người dân xã Hải Bối
năm 2015    40
4.3.    Hạn chế của đề tài    41
KẾT LUẬN    43
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Leave a Comment