Những bài học từ 116 trường hợp phẫu thuật nội soi lồng ngực ở trẻ em

Những bài học từ 116 trường hợp phẫu thuật nội soi lồng ngực ở trẻ em

Mục đích: Nhằm đề xuất chỉ định và đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi lồng ngực ở trẻ em Việt Nam.

Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2000 đế’n tháng 6 năm 2004, gồm 116 trẻ đã được phẫu thuật nội soi nồng ngực (PTNSLN). Tuổi từ 3 ngày tuổi đến 15 tuổi. Phẫu thuật đươc thông qua 3 lỗ. Bơm căng màng phổi bằng khí carbon dioxide với áp lực duy trì từ 2- 4mmHg.

Kết quả: Chỉ định bao gồm thoát vị cơ hoành 42 bệnh nhân, viêm mủ màng ngoài tim 24 bệnh nhân, còn ống động mạch 24 bệnh nhân, u tuyế’t ức 9 bệnh nhân, nang phổi 5 bệnh nhân, nhược cơ 4 bệnh nhân, viêm mủ màng phổi 4 bệnh nhân, u trung thất 3 bệnh nhân và 1 bệnh nhân u nang màng ngoài tim. Kỹ thuật này bao gồm khâu lỗ khuyế’t cơ hoành 42 bệnh nhân, cắt ố’ng động mạch 24 bệnh nhân, cắt màng ngoài tim 24 bệnh nhân, cắt tuyến ức 13 bệnh nhân. Các phương pháp khác được hoàn thành ở 13 bệnh nhân còn lại. Trong đó có 4 bệnh nhân phải phẫu thuật mở lồng ngực lại, bao gồm: 2 bệnh nhân còn ố’ng động mạch, 2 bệnh nhân nang phổi. Không có tử vong trong và sau phẫu thuật, có 2 bệnh nhân phải truyền máu trong khi phẫu thuật, thời gian phẫu thuật từ 45 phút đế’n 2 giờ. Ngoại trù bệnh nhân phải phẫu mở lồng ngực lại, không có biế’n chứng sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật 5 ngày.

Bàn luận: PTNSLN là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả ở trẻ em, kỹ thuật này có thể áp dụng ở các nước đang phát triển.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) đã được sử dụng khá rộng rãi ở người lớn từ những năm 90, tuy nhiên chỉ định ở trẻ em còn khá hạn chế’. Tại Việt Nam, trước năm 2000 chưa có báo cáo nào về PTNSLN ở trẻ em. Từ năm 2000, PTNSLN đã bắt đầu được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Mục đích của báo cáo là nhằm đánh giá kết quả bước đầu và đề xuất các chỉ định cho PTNSLN ở trẻ em tại Việt nam.

II. ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm 116 bệnh nhân (60 nam và 56 nữ ) đã được mổ từ 7/2000 đến 7/2004 bởi cùng một phẫu thuật viên.

2. Phương pháp nghiên cứu

Là nghiên cứu tiến cứu. Tấ’t cả bệnh nhân được nghiên cứu theo một mẫu bệnh án thố’ng nhất. Các thông tin được nghiên cứu bao gồm tuổi, giới, chẩn đoán, thương tổn trong mổ, thời gian phẫu thuật, tai biến và biến chứng trong và sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ.

Trong mổ thường sử dụng 3 troca: 1 cho ố’ng soi và 2 cho phẫu thuật. áp lực CO2 được duy trì từ 2- 4 mmHg.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment