Những biến chứng mắt của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và các yếu tố liên quan

Những biến chứng mắt của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và các yếu tố liên quan

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính thường gặp. Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê cho thấy bệnh đái tháo đường là một bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Các biến chứng mắt trên bệnh nhân đái tháo đường rất thường gặp.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1.    Nghiên cứu các biến chứng mắt ở  bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh  viện Mắt Trung ương.
2.    Nhận xét mối liên quan giữa các  biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố nguy cơ.
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường thuộc týp 2, có biến chứng mắt tại các khoa nội từ tuyến tỉnh trở lên tới khám và điều trị tại bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 1/2007 đến tháng 10/2007.
2.    Phương pháp nghiên cứu
–    Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.
–    Trong nghiên cứu này chúng tôi thu  thập được 94 bệnh nhân.
3.    Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS.
III.    KẾT QUẢ
1.    Đặc điểm BN trong nhóm nghiên cứu
1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 58,32 ± 11,34; trong đó có 95% bệnh nhân trên 41 tuổi.
1.2 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình là 7,99 ± 5, 17
năm, trong đó có 10 bệnh nhân (10,6%) được chẩn đoán đái tháo đường dưới 1 năm, hơn 50% có thời gian mắc bệnh > 5 năm. Có 27,6% bệnh nhân mắc bệnh hơn 10 năm. Có 3 bệnh nhân có thời gian mắc bệnh là 20 năm (3,2%)
    Tình trạng huyết áp của bệnh nhân:  Tỷ lệ tăng huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu chiếm 38,2%.
    Đặc điểm chế độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân: Nồng độ đường máu trung bình khi mới phát hiện ở mức độ khá cao, biên độ dao động tương đối rộng. Nồng  độ đường máu trung bình gần nhất hơn 8  mmol/l, chứng tỏ mức độ kiểm soát đường huyết chưa tốt.
2.    Tỷ lệ các biến chứng tại mắt
Các biến chứng trên mắt bệnh nhân đái tháo đường trong nhóm nghiên cứu là: đục thuỷ tinh thể 91,5% ở các mức độ và hình thái khác nhau; trên 92,5% bệnh nhân có tổn thương võng mạc ở các giai đoạn khác nhau và có 7,4% bệnh nhân glôcôm. Chúng tôi không gặp trường hợp nào có liệt vận nhãn và các biến chứng khác.
3.    Mối liên quan giữa biến chứng mắt và các yếu tố nguy cơ
    Bệnh võng mạc
Tỷ lệ bệnh võng mạc tăng dần theo tuổi và cao nhất ở nhóm trên 60 (95,2%). Trong đó bệnh võng mạc chưa tăng sinh tăng từ 3,6 % (ở nhóm tuổi 15 – 4) lên tới 57,1% (ở nhóm tuổi trên 40).
Chúng tôi thấy trong 5 năm đầu là 89,7%, 5 – 10 năm tiếp theo là 96,9%, 10 năm sau là 92,6%, tỷ lệ này tuy không cao hơn giai đoạn 5 – 10 năm nhưng cũng rất cao.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người bệnh quản lý glucose ở mức kém, hơn 80% người bệnh có mức đường huyết lúc đói thường xuyên trên 7mmol/l.
Chúng tôi thấy: chỉ có huyết áp là ảnh hưởng đến bệnh võng mạc đái đường, cụ thể bệnh nhân có huyết áp thường xuyên > 140mmHg có 100% có biến chứng bệnh võng mạc đái đường, trong khi đó ở bệnh nhân HA thường xuyên < 140 mmHg có 92,9% bệnh nhân có biến chứng, có 7 bệnh nhân không có biến chứng (7,4%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
    Đục thể thuỷ tinh
Gần 90% bệnh nhân đục thể thuỷ tinh có tuổi trên 40.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì đục thể thuỷ tinh xuất hiện ở tất cả các thời điểm của thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ này tăng lên  theo  thời  gian  mắc  bệnh:  dưới  5  năm  là 89,7%, từ 5 – 10 năm là 90,6%, trên 10 năm là 92,6%. Tuy nhiên, theo thống kê trong nghiên cứu này, chúng tôi không có bằng chứng ghi nhận thời gian mắc bệnh là yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ đục thể thuỷ tinh trên bệnh nhân đái tháo đường.
Đục thể thuỷ tinh cao nhất ở nhóm kiểm soát đường huyết trung bình, thấp nhất ở nhóm kiểm soát đường huyết kém. Ở bảng này, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, (p < 0,05).
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đục thể thuỷ tinh ở nhóm có huyết áp trên 140 mmHg cao hơn rõ rệt ở nhóm không tăng huyết áp với độ tin cậy, (p = 95%).
    Glôcôm
Tăng nhãn áp và glôcôm trên bệnh nhân đái tháo đường đã được thấy ở khá nhiều các báo cáo. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 7 mắt có biến chứng glôcôm (7,4%) đều được chẩn đoán là hình thái glôcôm tân mạch, với các tổn thương lâm sàng rất nặng nề. Có 5 mắt có thị lực dưới đếm ngón tay xa 3 m, 2 mắt còn lại có giảm thị lực dưới 7/10.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ glôcôm là 7,4%, tuổi trung bình mắc là 53,58 + 5,86. Chúng tôi không gặp trường hợp nào có biến chứng glôcôm ở nhóm tuổi 41 – 60.
Biến chứng glôcôm không có liên quan đến thời gian mắc bệnh.
Chúng tôi nhận thấy ở glôcôm gặp ở nhóm đường huyết  lúc  phát hiện  trên  10  mmol/l và nhóm kiểm soát đường huyết kém. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ glôcôm giữa các phân nhóm nồng độ đường huyết (p > 0,05). Cả 2 nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp và không tăng huyết áp đều có biến chứng glôcôm.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment