Những điều cần chú ý khi xử trí tổn thương mắt

Những điều cần chú ý khi xử trí tổn thương mắt

Cảm giác bỏng hoặc đau nhức được tạo nên do tra thuốc hoặc đặt kính tiếp xúc, đôi khi xơ hóa hoặc sẹo hóa kết giác mạc có thể xuất hiện.

Dùng thuốc tê tại chỗ

Tự tra thuốc, không có sự kiểm tra của thầy thuốc nguy hiểm vì bệnh nhân có thể gây tổn thương thêm cho mắt đã được gây tê mà không biết. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến qúa trình khỏi bệnh mắt.

Làm giãn đồng tử

Rất nhiều khi gây giãn đồng tử sẽ tạo cơn glocom cấp nếu bệnh nhân có tiền phòng hẹp. Do đó làm giãn đồng tử phải thật thận trọng nếu tiền phòng rõ ràng bị thu hẹp (qua kiểm tra bằng ánh sáng chéo tiền phòng).

Nên dùng một loại thuốc có tác dụng ngắn như tropicamid và dặn bệnh nhân trở lại ngay nếu thấy khó chịu và mắt đỏ.

Góc khép thường xuất hiện nhiều hơn nếu dùng pilocarpin để chống lại đồng tử giữa rộng hơn so với để đồng tử tự co.

Điều trị corticosteroid tại chỗ

Dùng corticosteroid liên tục sẽ gây nguy cơ bị herpes simplex(chân rết), nhiễm nấm, glocom góc mở và đục thể thủy tinh. Hơn nữa, thủng giác mạc có thể xuất hiện khi corticosteroid được dùng trong viêm giác mạc do herpes simplex.

Thuốc tra mắt bị nhiễm khuẩn

Thuốc nước tra mắt cũng phải được pha chế với mức độ an toàn như dung dịch tiêm tĩnh mạch, nhưng mỗi khi chai hoặc lọ thuốc đã mở bao giờ cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt với dung dịch tetracain, propacain, flucorescein và bất cứ chế phẩm nào tự pha. Thuốc nguy hiểm nhất là thuốc nhuộm huỳnh quang, vì dung dịch này hay bị nhiễm khuẩn mủ xanh, một tác nhân có thể nhanh chóng gây mù mắt. Giấy thấm thuốc nhuộm huỳnh quang ngày nay được ưa dùng hơn thuốc tra. Dù là chai nhựa hay thủy tinh, dung dịch nước không được dùng kéo dài sau khi chai thuốc đã mở thời hạn 4 tuần lễ được coi là thời hạn tối đa trước khi bỏ thuốc thuốc pha chế để tự bảo quản cần được giữ trong tủ lạnh và bỏ không dùng sau 1 tuần. Bất cứ một dung dịch nào dĩ nhiên cần phải được kiểm tra phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn trước khi dùng.

Khi mắt đã bị tổn thương do tai nạn hoặc do phẫu thuật, rất cần dùng các dung dịch thuốc ở các chai mới mở hoặc dùng các thuốc cho một lần sử dụng.

Phản ứng độc và qúa mẫn với điều trị tại chỗ

Bệnh nhân được điều trị tại chỗ lâu dài có thể phát triển phản ứng độc hoặc qúa mẫn với thuốc điều trị hay thuốc bảo quản, đặc biệt khi nước mắt tiết ra qúa mức. Thuốc bảo quản đối với kính tiếp xúc (để rửa kính) cũng có thể gây các vấn đề tương tự.

Cảm giác bỏng hoặc đau nhức được tạo nên do tra thuốc hoặc đặt kính tiếp xúc, đôi khi xơ hóa hoặc sẹo hóa kết giác mạc có thể xuất hiện.

Một kháng sinh tra vào mắt có thể làm cho bệnh nhân bị mẫn cảm với kháng sinh đó và gây tình trạng qúa mẫn với thuốc đó khi dùng toàn thân sau này.

Bảng. Hiệu qủa trái ngược trên mắt của thuốc toàn thân

Thuốc

Khả năng gây phản ứng phụ

Thuốc hô hấp

Oxy

Tổn thương võng mạc của trẻ đẻ non

Rối loạn nhìn màu, manh

Thuốc tim mạch

Digitalin

Viêm thị thần kinh (hiếm)

Quinidin

Nhìn thấy màu xanh, màu vàng; cận thị

Thiazid (Diuril v.v.)

Hạ nhãn áp, cận thị nhất thời

Ức chế anhydrase carbonic

Kết tủa trên giác mạc

Amiodaron

Sợ ánh sáng

Oxprendol

Kích thích mắt

Thuốc tiêu hóa

Thuốc chống tiết cholin

Nguy cơ glocom góc đóng do giãn đồng tử

Mờ mắt do liệt nhãn cầu (đôi khi)

Thuốc thần kinh trung ương

Barbiturat

Liệt vận nhãn với song thi, mù vỏ não

Hydrat chloral

Song thị – Sụp mi – Co đồng tử

Phenothiazin

Chất lắng đọng, sắc tố trên kết giác mạc – Thể thủy tinh và võng mạc

Amphetamin

Cơn xoay mắt

Khe mắt mỡ to – Đồng tử tán rộng – Liệt cơ thể mi – Liệt điều tiết

Ức chế monoamin oxydase

Rung giật nhãn cầu – Liệt vận nhãn. Teo gai

Tác nhân tricyclic

Tán đồng tử (nguy cơ glocom góc đóng), liệt nhãn cầu

Phenytoin

Rung giật nhãn cầu – Song thị – Sụp mi – Nhìn mờ nhẹ (hiếm)

Neostigmin

Rung giật nhãn cầu co đồng tử

Morphin

Co đồng tử

Haloperidon

Đục vỏ thế thủy tinh

Lithium carbonat

Lồi mắt – Cơn xoáy nhãn cầu

Diazepam

Rung giật nhãn cầu

Hormon

Hormon sinh dục nữ

Đục thể thủy tinh vỏ sau, hay sau vỏ, mất miễn dịch tại chỗ gây dễ nhiễm virus (herpes simplex), nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, glocom do steroid)

Corticosteroid

Tắc động mạch trung tâm võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, phù gai thị, liệt vận nhẵn, song thị, rung giật nhãn cầu, tổn thương thị thần kinh, viêm mạch mạn võng mạc, điểm mù, đau nừa đầu, tán đồng tử, liệt nhãn cầu, phù hoàng điểm

Kháng sinh

Chloramphenicol

Viêm thị thần kinh, teo gai

Streptomycin

Viêm thị thần kinh

Tetracyclin

Giả u não, cận thị nhất thời

Thuốc chống sốt rét

Chloroquin v.v

Tổn thương hoàng diểm, điểm mù trung tâm, thoái hóa sắc tố võng mạc, tổn thương giác mạc do chloroquin, liệt vận nhãn, sụp mi. Thay đổi diện võng mạc

Thuốc chống amip

Lodochcorhydroxyquin

Teo gai

Tác nhân hóa học

 

Sulfonamid

Hội chứng Stevens – Johnson

Ethambutol

Viêm thi thần kinh và teo gai

lsoniazid

Viêm thi thần kinh và teo gai

Kim loại nặng

Muối vàng

Lắng dọng trên kết giác mạc

Chế phẩm có chì

Teo gai – Phù gai – Liệt vận nhãn

Chất chalat hóa

Penicillamin

Pemphicoid nhãn cầu – Viêm thị thần kinh nhược cơ

Thuốc uống họ đường huyết

Chrorpropamid

Thay đổi khúc xạ nhất thời, song thị, hội chứng Stevens – Johnson

Vitamin

Vitamin A

Phù gai – Thoát huyết võng mạc – Rụng lông mày lông mi, rung giật, nhãn cầu, nhìn mờ, song thị

Vitamin C

Viêm giác mạc dải băng

Thuốc chống thấp khớp

Salicylat

Rung giật nhãn cầu, thoát huyết võng mạc

Indomethacin

Mù vỏ não (hiếm)

Phenylbutazon

Đám lắng dọng trên giác mạc thoát huyết võng mạc

 

Ảnh hưởng toàn thân của thuốc tra mắt

Sự thẩm thấu vào cơ thể của thuốc tại chỗ (qua mạch máu kết mạc và hệ thống dẫn lệ) cần được lưu ý khi có một phản chỉ định toàn thân để dùng thuốc. Dung dịch mắt của những chất ức chế bêta như timolol, levobunolol và metipranolol có thể làm nặng thêm các tổn thương cơ tim và hen. Mỡ atropin chỉ định cho trẻ em tốt hơn là dạng nước vìdung dịch atropin  1% tra mắt có thể gây độc. Thuốc tra phenylephrin có thể gây cơn tăng huyết áp và đau thắt ngực. Cũng cần lưu ý đến tác dụng chống đối giữa thuốc toàn thân và tại chỗ. Chỉ cần 1 hay 2 giọt một thời gian và trong vài ba phút bịt ống lệ quản hoặc nhắm mi mắt sẽ gây nên tác dụng tối đa và giảm ảnh hưởng đối với toàn thân của thuốc tại chỗ. 

Leave a Comment