Những tác động của triệt bỏ đường dẫn truyền chậm lên dẫn truyền nhĩ thất trong cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất

Những tác động của triệt bỏ đường dẫn truyền chậm lên dẫn truyền nhĩ thất trong cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất

Tim nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất khá thường gặp trên lâm sàng [10]. Việc sử dụng sóng có  tần  số  radio (radiofrequency) để  điều  trị cho cơn tim nhịp nhanh này ngày nay đã trở lên phổ biến. Phương phá triệt pháp đường dẫn truyền chậm (slow – pathway ablation) thường được sử dụng như một phương pháp an toàn và hiệu quả, được áp dụng ở nhiều trung tâm điện sinh lý trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc triệt phá đường dẫn truyền chậm có làm ảnh hưởng lên dẫn truyền nhĩ thất hay không, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Hiện nay, ở Việt Nam chúng tôi vẫn chưa thấy nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

Đánh  giá “Tác  động  của  triệt bỏ đường  dẫn truyền  chậm  lên  dẫn  truyền  nhĩ thất trong cơn tim nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất”.

I. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP

NGHIÊN CỨU

Bệnh  nhân:  27 bệnh  nhân  nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất điển hình tại Viện tim mạch quốc gia Việt Nam từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2006. Tất cả 27 bệnh nhân đều được được tiến hành theo nghi thức thăm dò điện sinh lý tại Viện tim mạch  quốc  gia Việt  Nam. Tất  cả bệnh  nhân đều được khám lâm sàng, làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim. Bệnh nhân trước khi làm đều  được ngừng thuốc  chống  loạn  nhịp ít nhất 5 lần thời gian bán huỷ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: chẩn đoán cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất điển hình theo tiêu chuẩn của Josephson [6]: (1) Cơn nhịp nhanh gây ra và chấm dứt bằng nhát bóp nhĩ, nhát bóp thất sớm; (2) Có đường cong kép (bước nhảy AH) khi tiến hành tạo nhịp nhĩ; (3) Gây ra nhịp nhanh trên thất phụ thuộc khoảng AH; (4) Hoạt động nhĩ sớm nhất ở điện cực điện thế His (thời gian VA < 80 ms); (5) Sóng  P ngược  chiều  lẫn  trong QRS hoặc sau QRS; (6) Các biện pháp xoang cảnh có thể làm chậm và rồi kết thúc cơn nhịp nhanh.

Phương tiện: máy chụp mạch 2 bình diện của hãng  Shimazu. Hệ  thống  theo dõi  điện  sinh lý RMC series 3000 version 4.0 của hãng Nihon Kohden. Máy  kích thích Micropace III của  hãng Bard và máy đốt HAT 200 S của hãng Dr Osypka.

Kỹ thuật đốt: kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu là kỹ thuật đốt đường chậm. Kỹ thuật này được dựa theo kỹ thuật của Jackman5. Catheter đốt được đặt vào  trong thất  phải  rồi  xoay ra phía dưới  cho nó nằm phía trước của xoang vành, tiếp đó rút ra từ từ qua van ba lá cho đến khi điện thế đầu xa ghi được điện thế nhĩ nhỏ và điện thế thất lớn. Các vùng lập bản đồ điện học sẽ ở vùng sau dưới của tam giác Koch. Vùng đốt (target site) sẽ được dựa trên hình ảnh XQ, hình ảnh điện đồ của điện cực đốt.

Đốt sóng radio: chúng tôi đặt theo chế độ cường độ với P = 30 W . Nếu đầu điện cực đốt không bị xê  dịch, nhịp bộ  nối  được  thấy  trong quá  trình phóng tia, thời gian đốt sẽ kéo dài trong 30 giây.

Đốt được cho là thành công: khi không thể gây nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất bằng các kích thích thông thường và cả khi truyền isoproterenol.

Thông  số xác  định: chúng  tôi  lần  lượt  đo các thông số điện sinh lý cơ bản, dẫn truyền qua nút nhĩ thất trước và sau đốt của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Xử lý số liệu: các số liệu được nhập và xử lý theo các thuật toán thống kê trên máy tính với sự trợ giúp của phần mền SPSS for Windows version 10.0.1 (SPSS.Inc South Wacker Drive, Chicago, IL).

 

Mục tiêu: nghiên cứu những tác động của triệt bỏ đường dẫn truyền chậm lên dẫn truyền nhĩ thất trong cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất. Phương pháp  và kết  quả: từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2006, 27 bệnh nhân nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất điển hình đã được triệt bỏ đường chậm bằng sóng radio. Bệnh nhân được so sánh một số thông số dẫn truyền nhĩ thất trước và sau đốt bao gồm: khoảng cách một chu kỳ xoang (trước đốt 745,81 ± 136,63 ms so với sau đốt 634,61 ± 148,82 ms, p < 0,05); Khoảng PA (trước đốt 32,03 ± 8,71 ms so với sau đốt 34,15 ± 9,36 ms,p = NS); Khoảng QRS (trước đốt 93,52 ± 12,31 ms so với sau đốt 89,93 ± 15,31 ms,p = NS); Khoảng AH (trước đốt 67,72 ± 18,66 ms so với sau đốt 69,31 ± 25,92 ms,p = NS); Điểm Wenkebach chiều xuôi (trước đốt 316,32 ± 52,13 ms so với sau đốt 338,16 ± 65,52 ms,p = NS); Điểm gây blốc nhĩ thất 2:1 (trước đốt 245,95 ± 78,46 ms so với sau đốt 251,62 ± 65,31 ms,p = NS); Thời gian trơ đường nhanh (trước đốt 358,31 ± 68,67 ms so với sau đốt 362,48 ± 92,11 ms,p = NS). Kết luận: việc triệt bỏ đường dẫn truyền chậm trong cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất không làm thay đổi dẫn truyền nhĩ thất.

 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment