NHỮNG THÁCH THỨC MÀ SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG GẶP PHẢI TẠI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG
NHỮNG THÁCH THỨC MÀ SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG GẶP PHẢI TẠI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG
Trần Thị Huyền*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Khảo sát các vấn đề /thách thức mà sinh viên điều dưỡng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ghi nhận phải đối mặt trong môi trường học tập lâm sàng (MTHTLS). Những yếu tố này có thể là rào cản hoặc động lực cho việc học tập lâm sàng của sinh viên.
Phương pháp: Một thiết kế cắt ngang mô tả đã được sử dụng để khảo sát 69 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng năm ba của HIU (58 nữ và 11 nam).
Kết quả: Điểm trung bình thang đo V-CLEI của mẫu nghiên cứu là 145±11.02, với điểm số thấp nhất là 123 và điểm số cao nhất là 177. Một số thách thức trong MTHTLS đối với sinh viên điều dưỡng liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với các bên liên quan. Sinh viên điều dưỡng không thực sự nhận thức được vai trò của họ trong các buổi thực hành lâm sàng cũng trở thành một trong những rào cản. Tuy nhiên, một sự đánh giá cao đối với các giảng viên có thể được coi là một động lực thúc đẩy quá trình học tập lâm sàng.
Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp một số thông tin ban đầu về những thách thức cũng như động lực dành cho sinh viên điều dưỡng tại MTHTLS, từ đó đưa ra hướng đi phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục thực hành điều dưỡng.
Những năm gần đây, điều dưỡng trở thành một trong những ngành nghề “hot” của xã hội. Tuy không phải là một lĩnh vực mới, nhưng điều dưỡng thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội bởi vì tính thực tiễn nghề nghiệp của nó. Theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ Y tế(1) trong giai đoạn 2015-2020, Việt Nam cần thêm 83.000 điều dưỡng. Vì vậy điều dưỡng đã, đang và sẽ trở thành một trong những ngành quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực điều dưỡng được đào tạo bài bản và có hệ thống ở Việt Nam đã trở thành một thách thức đối với các trường đại học và cao đẳng y khoa trên cả nước
NHỮNG THÁCH THỨC MÀ SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG GẶP PHẢI TẠI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG