Nitric oxide và tăng áp lực động mạch phổi nặng: nhân một trường hợp hít phân su
Thông báo một trường hợp hít phân su có tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) nặng được cứu sống nhờ sử dụng khí nitric oxide dạng hít (iNO) qua đường máy thở cao tần (HFOV) lần đầu tiên áp dụng tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy iNO làm cải thiện tình trạng oxy máu, PaO2 từ 35 mmHg sau 1 giờ PaO2 tăng lên 69 mmHg, tương ứng với Oxygenation Index (OI) giảm từ 52,9 xuống 26,8. PaO2 tăng dần và sau 6 giờ ổn định ở 164 mmHg với OI là 11,2. Chênh lệch giữa SpO2 chi trên và chi dưới thu hẹp sau 30 phút và cân bằng như nhau sau sử dụng iNO 6 giờ. ALĐMP ước tính qua siêu âm Doppler giảm từ 60 mmHg xuống 40 mmHg, shunt qua ống động mạch chuyển từ phải à trái sang trái à phải sau 6 giờ sử dụng iNO. Không thấy có biến chứng cấp tính nào xảy ra trong suốt quá trình sử dụng iNO. Từ những kết quả trên có thể kết luận sử dụng khí NO đường hít làm giảm rõ rệt ALĐMP trên trẻ sơ sinh hít phân su có tăng áp lực động mach phổi nặng.
Hít phân su (Meconium Aspiration Syn- drome – MAS) là một hội chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ khoảng 13% ở tất cả những trẻ sinh ra, 8 – 25% ở những trẻ trên 34 tuần tuổi thai [1, 2, 6], tỷ lệ tử vong của bệnh cao 5 – 10% [3].
Theo sinh lý bệnh, khi trẻ có hít phân su, có hai vấn đề chính xảy ra là tổn thương phổi (bít tắc đường thở, bất hoạt surfactant, viêm phổi hóa chất) và tăng áp lực động mạch phổi (co thắt mạch máu phổi, tăng sức cản phổi). Trong bệnh lý tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh thì MAS chiếm khoảng 40% [5].
Điều trị trẻ mắc MAS gồm: khai thông đường thở, thở máy cao tần (HFOV), sử dụng surfactant và điều trị tăng áp lực động mạch phổi (TALĐMP) [5]. Điều trị TALĐMP gồm: đảm bảo oxy máu tối ưu, tránh nhiễm toan hô hấp, toan chuyển hóa, tránh xẹp phổi hoặc giãn phổi quá mức, tối ưu hóa cung lượng tim, an thần giảm đau, tránh các kích thích không cần thiết, sử dụng các thuốc giãn mạch phổi như NO đường hít (iNO).
iNO được sử dụng như là chất giãn mạch phổi lựa chọn để tăng khả năng phù hợp thông khí và tưới máu (V/Q matching), cho điều trị tăng áp lực động mạch phổi, làm giảm sức trở kháng mạch phổi, và làm giảm công hoạt động của tim phải.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, lần đầu tiên sử dụng iNO trong điều trị tăng ALĐMP đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong kiểm soát ALĐMP. Chúng tôi muốn thông báo trường hợp đầu tiên sử dụng iNO trên bệnh nhân hội chứng hít phân su có tăng áp lực động mạch phổi nặng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu: Một bệnh nhân 6 giờ tuổi bị hít phân su sau đẻ.
2. Phương pháp nghiên cứu: Thông báo một trường hợp bệnh.
THÔNG TIN BỆNH NHÂN
Bệnh nhân là trẻ gái, tuổi thai 39 tuần, mổ đẻ vì cạn ối, cân nặng lúc đẻ 3800 gram. Sau đẻ trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay, tím tái, trên da có nhuốm màu phân su. Trẻ được đặt nội khí quản, hút nội khí quản có nhiều phân su, sau cấp cứu sơ bộ trẻ được chuyển lên bệnh Viện nhi Trung ương lúc 6 giờ tuổi.
Trẻ vào viện trong tình trạng: bóp bóng qua nội khí quản, hai phổi thông khí giảm nhẹ, có sự chênh lệch SpO2 giữa tay phải – trước ống (78%) và chi dưới – sau ống (64%), nhịp tim 135 lần/phút, huyết áp 69/29 mmHg, vân tím, chi lạnh, trẻ li bì. Chụp X quang phổi cho thấy mờ lan tỏa hai phế trường, không phân biệt rõ ràng bờ tim và trường phổi (hình 1), khí máu động mạch pH 7,23, PC02 57 mmHg, PO2 30 mmHg, HcOs- 23,9 mmol/l, BE – 3,7, lactat 2,2 mmol/l. Siêu âm tim có ống động mạch lớn đường kính 4.5 mm, shunt phải ^ trái hoàn toàn, hở 3 lá nặng, chênh áp qua van 3 lá 51 mmHg, còn lỗ PFO shunt phải ^ trái, APĐMP tâm thu ước tính là 60 mmHg.
Chẩn đoán bệnh: Hội chứng hít phân su, tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích