NÓI LẮP
NÓI LẮP
I. ĐẠI CƯƠNG:
– Nói lắp là một tình trạng mà trong đó sự trôi chảy của lời nói bị ngắt quãng bởi các sự kiện vận động lời nói không tự ý. Nói lắp có thể bao gồm nhiều dạng không trôi chảy đặc hiệu, ví dụ như âm thanh và âm tiết lặp đi lặp lại, sự phát âm kéo dài, sự phát âm loạn nhịp, và những lúc ngưng nói không bình thường hoặc bị chặn hoàn toàn giữa các âm thanh và các âm tiết của từ.
– Những hình thức nghiêm trọng hơn của nói lắp thường đi kèm bởi một loạt hành vi nỗ lực, thường được gọi là các biểu hiện phụ hoặc thứ phát của rối loạn. Những hành vi nỗ lực này có thể được quan sát thấy ở mức độ hô hấp, phát âm, hoặc cách phát âm của cơ chế ngôn luận và có thể biểu hiện trong nhịp thở rối loạn, thô ráp thanh môn (chất lượng âm thanh bất thường), mím môi, và nhắp lưỡi. Những hành vi bổ sung, chẳng hạn như nháy mắt, nhăn mặt, giật mạnh đầu, và các cử động cơ thể bất thường, có thể quan sát thấy trước hoặc trong các trường hợp lời nói bị gián đoạn.
– Ngoài các triệu chứng chính và các triệu chứng vật lý phụ của nói lắp, sự tránh né ngôn ngữ là một biểu hiện của nói lặp thường được nhận thấy, nó đưa đến sự thay thế từ và nói quanh co khi cá nhân tiếp cận với âm thanh hoặc từ đáng sợ trong nỗ lực giao tiếp. Tương tự, sự tránh né tình huống thường là đặc trưng của nói lắp kéo dài, và dạng tình huống giao tiếp thường ảnh hưởng đến số lượng và tính chất trầm trọng của nói lắp.
– Các cấu trúc nói lắp rất đa dạng, dao động từ các rối loạn sự trôi chảy trong lời nói nhẹ, thỉnh thoảng đến nói lắp nghiêm trọng làm cho sự giao tiếp không thể xảy ra đối với cá nhân bị ảnh hưởng và thường dẫn đến khó khăn nghiêm trọng về mặt tâm lý xã hội và thu rút xã hội. Hơn nữa, người nói lắp có thể biểu hiện các giai đoạn dao động của sự trôi chảy và không trôi chảy trong suốt một ngày, tùy thuộc vào tình huống giao tiếp, mức độ lo âu, mức độ mệt mỏi, và nhiều thay đổi khác có liên quan.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
– Nói lắp thường được đặc trưng bởi sự gián đoạn trong việc thể hiện lưu loát ngôn ngữ nói. Những gián đoạn này có thể nghe được hoặc im lặng và thường được đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại hoặc sự kéo dài của âm thanh hoặc âm tiết hoặc bởi sự ngừng lại do căng thẳng hoặc ngừng hoàn toàn hoặc sự cản trở âm thanh lời nói.
– Các biểu hiện phụ, hoặc thứ phát thường xuyên đi cùng các trường hợp nói lắp. Những hành vi thứ phát này liên quan đến cả hai cơ chế lời nói và các cấu trúc cơ thể liên quan hoặc không liên quan. Những hành vi này có thể bao gồm nháy mắt, nhăn mặt, rung giật môi và lưỡi, các rối loạn tics, âm thanh thô ráp, giật mạnh đầu, các cử động bất thường của tứ chi, và nhịp thở bất thường. Hành vi né tránh ngôn ngữ và tình huống thường quan sát thấy với sự nói lắp xác định. Sự né tránh tình huống thường được báo cáo, ví dụ như nói trước đám đông hoặc qua điện thoại. Nhiều dạng nói lắp tinh tế đến nỗi mà chúng không thể được phát hiện bởi người nghe và chỉ được nhận biết bởi người nói.
– Mặc dù nói lắp thay đổi đáng kể về tần suất và mức độ nghiêm trọng, cả trong số và giữa các cá nhân nói lắp, một số sự kiện hoặc tình huống có thể đoán trước được thường được nhận thấy rằng hoặc sự lưu loát dễ dàng hoặc dẫn đến sự giảm nói lắp (ví dụ, xướng âm, hát, thì thầm, nói trong sự hiện diện của việc che lấp tiếng ồn hoặc trong điều kiện phản hồi âm thanh bị trì hoãn, nói khi ở một mình).
– Mặc dù các hình thức nói lắp nghiêm trọng thường thấy ở người trưởng thành, trẻ em và trẻ vị thành niên có thể bị ảnh hưởng tương tự. Nói lắp có thể có tác động quan trọng đến chất lượng sống của cá nhân, gây ra các vấn đề xã hội, cảm xúc, giáo dục và nghề nghiệp nghiêm trọng. Trẻ nói lắp trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học thường tiến triển tình trạng lo âu liên quan đến xã hội và trường học. Trẻ vị thành niên bị nói lắp có xu hướng thu rút khỏi các tương tác xã hội bình thường. Người trẻ trưởng thành bị nói lắp thường bày tỏ các cảm giác lựa chọn học tập và nghề nghiệp bị hạn chế và thường bỏ qua cơ hội để phát triển các tài năng đặc biệt và con đường sự nghiệp.
III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THEO ICD-10:
A. Nói lắp (ví dụ lời nói, được đặc trưng bởi sự lặp lại thường xuyên hoặc kéo dài các âm thanh hoặc các âm tiết hoặc các từ, hoặc bởi sự ngập ngừng hoặc sự ngưng thường xuyên) kéo dài hoặc tái xuất hiện và tính chất đủ nghiêm trọng để làm ngắt quãng lời nói.
B. Thời gian tối thiểu là 3 tháng.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
– Các yếu tố phân biệt sự không trôi chảy bình thường với nói lắp mới bắt đầu liên quan đến cả hình thức và tần số của các cấu trúc lời nói bị phá vỡ được nhận thấy. Trẻ em bị nói lắp biểu hiện những sự lặp đi lặp lại một phần từ là chủ yếu, sự kéo dài âm thanh được nói hoặc không được nói ra, và các từ bị vỡ hoặc phân mảnh, trong khi đó trẻ em nói không trôi chảy bình thường có nhiều khả năng để giải thích toàn bộ từ và lặp đi lặp lại các cụm từ và sửa đổi. Một số nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến mức độ phân mảnh lời nói như là yếu tô phân biệt giữa nói lắp và sự không lưu loát bình thường. Một yếu tố phân biệt khác là sự hiện diện và không hiện diện của sự đấu tranh trong suốt nỗ lực phát biểu. Trẻ em bị nói lắp thường bộc lộ sự khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì hơi thở hoặc tiếng nói trong nỗ lực phát biểu. Trẻ em phát triển bình thường có nhiều khả năng để chứng minh lời nói dễ dàng, không tốn sức, ngay cả khi nó liên tục được đánh dấu bởi sự lặp đi lặp lại toàn bộ từ hoặc cụm từ. Không giống như trẻ bị nói lắp, trẻ em phát triển bình thường đưa ra lời nói, giọng nói, và hơi thở một cách liên tục và không bị gián đoạn.
– Nói lắp do thần kinh mắc phải là một tình trạng có thể xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành và thường liên quan với một loạt các rối loạn thần kinh tạm thời, tiến triển, và không tiến triển, ví dụ như các tổn thương não do chấn thương, đột quỵ, và các bệnh lý ngoại tháp. Ngoài các trường hợp người trưởng thành nói lắp do thần kinh, cũng có các báo cáo trong đó nói lắp thời thơ ấu trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện lại với sự khởi phát của rối loạn thần kinh. Một số biểu hiện của nói lắp do thần kinh giúp phân biệt với sự nói lắp bắt nguồn từ nói lắp tiến triển: Sự phiền toái chung với vấn đề nhưng không có sự lo âu rõ ràng, trường hợp rối loạn sự trôi chảy xuất hiện ở bất cứ phần nào của lời phát biểu, thiếu các triệu chứng thứ phát, nói lắp ở các từ ngữ pháp nhỏ và các từ riêng biệt với tần số gần bằng nhau, và tính biến đổi của nói lắp giảm qua các tình huống giao tiếp khác nhau.
– Nói hỗn đỗn (cluttering) là một rối loạn khác của sự lưu loát đặc trưng bởi nói nhanh, giảm tính dễ hiểu, và thu gọn từ thường xuyên. Nói hỗn đỗn thường được đánh dấu bởi các lỗi ngữ pháp và cú pháp và thường không liên kết với bất cứ âm thanh đặc biệt nào hoặc nỗi sợ từ ngữ hoặc thậm chí sự nhận biết hạn chế về rối loạn lời nói. Nói hỗn đỗn thường có liên quan với sự mất cân bằng ngôn ngữ trung tâm, và một số tác giả cho rằng nói hỗn đỗn tồn tại khi một cá nhân biểu hiện một hoặc nhiều khiếm khuyết trong mỗi chiều kích giao tiếp phản ánh các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, thực tế, lời nói và vận động. Một trong những biểu hiện phân biệt nói hỗn độn với nói lắp do phát triển là sự nhận thức tự giám sát và sự nhận thức chung. Trong khi đó, người bị nói lắp do phát triển thường tăng nhạy cảm với âm thanh của chính giọng nói của họ, người nói hỗn độn thường chỉ nhận thức mơ hồ về cấu trúc lời nói khác thường.
V. CẬN LÂM SÀNG:
– Trắc nghiệm ngôn ngữ
– Điện não đồ
VI. ĐIỀU TRỊ:
– Hình thức đầu tiên giải quyết trực tiếp các khía cạnh tâm lý xã hội của vấn đề – đó là, thái độ, cảm giác, và cảm xúc được bộc lộ bởi người nói lắp. Thủ tục điều trị sử dụng các hình thức liệu pháp tâm lý khác nhau hướng trực tiếp đến sự chấp nhận bản thân, thay đổi thái độ, và giảm sự né tránh hoặc giảm sự lo âu.
– Liệu pháp lời nói chủ yếu thứ hai liên quan đến việc sửa đổi đáp ứng nói lắp để lời nói thông thạo âm thanh bằng ứng dụng các bước hệ thống và các quy tắc của cơ chế lời nói. Trong khuôn khổ này, các thủ tục trị liệu cố gắng tái tạo lại hệ hô hấp, phát âm, và các cử chỉ cấu âm được sử dụng để thực hiện lời nói, hoặc bằng cách sửa đổi nói lắp hoặc các kỹ thuật lưu loát-định hình.
– Định dạng trị liệu cho người trưởng thành bị nói lắp đã được tăng cường, và một vài chương trình trị liệu nói lắp chính hiện nay cung cấp các phương pháp điều trị toàn thời gian được quản lý trong từng khối vài tuần. Nghiên cứu hiện tại và các nỗ lực lâm sàng hướng đến việc duy trì lời nói trôi chảy ở môi trường sau điều trị. Một số lượng lớn các cá nhân đã được báo cáo để biểu lộ hoặc hồi quy một phần hoặc thậm chí tái phát nói lắp toàn bộ mà không có sự thực hành liên tục các kỹ năng lời nói sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kaplan & Sadock Comprehensive Textbook of Psychiatry (ấn bản thứ 9, năm 2009).
2. Textbook of Psychiatry (ấn bản thứ 5, Nhà xuất bản Tâm Thần Học Hoa Kỳ).
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10.