Nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc mổ khoét chũm tiệt căn

Nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc mổ khoét chũm tiệt căn

Những hốc mổ khoét chũm tiệt căn (KCTC) xương chũm thường để lại di chứng thiếu hụt chức năng nghe trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. Nguyên nhân nghe kém là do mất đi hệ thống xương con kèm theo thủng màng nhĩ hoặc quá trình xơ dính gây cố định xương con còn lại. Màng nhĩ thủng thường xơ dày thậm chí dính vào thành trong hòm tai do mất đi chỗ bám ở đoạn sau và trên của vòng khung nhĩ do tường dây VII bị hạ. Một số trường hợp vòi nhĩ bị tắc gây trở ngại cho phẫu thuật chỉnh hình tai giữa (CHTG). Vì vậy phẫu thuật CHTG trong những trường hợp như vậy sẽ rất phức tạp và cần giải quyết được những nhiệm vụ sau:
1.    Tạo hình lại chuỗi xương con
2.    Khôi phục lại khoảng trống hòm tai  bằng cách  tạo  hình  lại  đoạn  sau  và  trên  của  vòng khung nhĩ.
3.    Vá màng nhĩ.
4.    Thông khí hòm nhĩ
Mục tiêu:
1.    Mô tả hình thái lâm sàng và thính lực của những hốc mổ KCTC.
2.    Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tạo hình xương con bằng trụ gốm sinh học trên hốc mổ KCTC.
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
40 bệnh nhân đã được mổ khoét chũm tiệt căn sau 1 năm.
Tiêu chuẩn lựa chọn là hốc mổ KCTC phải khô ít nhất được 6 tháng.
Thính lực đồ có điếc dẫn truyền hoặc hỗn hợp mà khoảng trống giữa đường khí và đường xương (ABG) trên 40dB.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ở đây là mô tả từng ca có can thiệp.
3.    Tiến trình nghiên cứu
a.    Nội soi đánh giá tình trạng hốc mổ KCTC:
–    So sánh kết quả của kỹ thuật KCTC của Vai Haselt cải tiến với các kỹ thuật khoét chũm kinh điển về tình trạng hốc mổ, thời gian khô tai.
–    Đánh giá trước mổ tình trạng hốc mổ chũm: màng nhĩ thủng, xơ, dính với thành trong hòm tai vòng khung nhĩ đoạn sau và trên, tường dây VII, xương con còn lại: cán búa, xương bàn đạp còn nguyên vẹn hay chỉ còn đế.
b.    Thính lực đồ đánh giá loại điếc và khoảng trống giữa đường khí và đường xương (ABG).
III.    KẾT QUẢ
c.    Đánh giá tình trạng thông thoáng của vòi nhĩ.
d.    Tiến trình phẫu thuật:
–    Tạo hình bờ sau trên vòng khung nhĩ bằng sụn loa tai.
–    Vá nhĩ bằng cân cơ thái dương bít lỗ thủng màng nhĩ.
–    Đặt ống thông khí hòm nhĩ qua màng  nhĩ hoặc qua thượng nhĩ.
–    Thay thế xương búa – đe (Typ 1 ) hoặc búa – đe – đạp (typ2) bằng trụ gốm sinh học.
Phẫu thuật chỉnh hình xương con bằng trụ gốm sinh học đã chứng minh tính hiệu quả của nó gần 6 năm trải nghiệm ở nước ta. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi tạo hình chuỗi xương con bằng gốm sinh học trên hốc mổ khoét chủm tiệt căn (KCTC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: (1) Nghiên cứu hình thái lâm sàng và chức năng nghe của những hốc mổ KCTC. (2) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nội soi thay thế xương con bằng trụ gốm sinh học ở bệnh nhân đã mổ KCTC. Kết quả: đánh giá tổn thương gây ra do mổ KCTC: sức nghe mất trung bình 47; 45 và 43dB ở ba tần số 500, 1000 và 2000Hz. Xương con tổn thương với hai hình thái: Mất búa – đe (Typ I) 60% và mất cả búa – đe – bàn đạp (Typ II) là 40%. Khả năng tăng sức nghe khi thay trụ gốm sinh học là 25,7dB cho cả ba tần số trung. Kết luận: trụ gốm sinh học là chất liệu tối ưu hiện nay cho tạo hình xương con trên hốc mổ KCTC. Kỹ thuật nội soi chỉnh hình xương con là một kỹ thuật mới hiệu quả mang tính kinh tế và phổ cập.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment