Nồng độ 25(oh)d3 và peptide kháng khuẩn nội sinh ll-37 trong huyết thanh phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Nồng độ 25(oh)d3 và peptide kháng khuẩn nội sinh ll-37 trong huyết thanh phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Xác định nồng độ 25(OH)D3 và peptid LL-37 trong huyết thanh của phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D3 và peptid LL-37 ở những phụ nữ nói trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh-chứng với nhóm bệnh là 35 thai phụ bị NKTN đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và nhóm chứng là 35 thai phụ khỏe mạnh. Kết quẩ cho thấy nồng độ LL-37 ở nhóm chứng là 46,87 ± 16,93 ng/ml cao hơn ở nhóm NKTN (33.7 ± 14.97 ng/mL) với p < 0,05. Nồng độ 25(OH)D3 huyết thanh ở nhóm chứng là 42,76 ± 21,75 ng/mL cao hơn ở nhóm NKTN (30,99 ± 9,2). Nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở cà nhóm chứng và nhóm bệnh NKTN có mối tương quan khá chặt chẽ với r = 0,81 và r = 0,8. Kết luận, nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở nhóm chứng cao hơn ở nhóm NKTN. Nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh NKTN có mối tương quan thuận khá chặt chẽ.

Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có thai. Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai chiếm một tỷ lệ cao (» 10%) và ảnh hưởng tới thai kỳ, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai [1, 2, 6, 7, 8]. Đối với mẹ, NKTN có thể gây hoại tử ống thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, tăng huyết áp. Đối với thai, NKTN có thể gây thai chết lưu hay chết ở thời kỳ sơ sinh, thai non tháng, nhiễm khuẩn sơ sinh, suy dinh dưỡng [5]…
Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến tỷ lệ kháng thuốc với các kháng sinh thông dụng ngày càng cao, việc dùng kháng sinh ở phụ nữ có thai phải rất thận trọng. Gần đây người ta đã phát hiện peptid khàng khuẩn nội sinh LL-37 và 25 hydroxy cholescalcipherol hay 25 hydroxy vitamin D3 (25 (OH)D3) có vai trò trong đáp ứng miễn dịch với NKTN [8]. LL-37 có tác dụng bảo vệ đường niệu chống lại vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng vi khuẩn. Vitamin D rất quan trọng với sự phát triển xương của bà mẹ và trẻ sơ sinh, được xem là có liên quan đến việc gia tăng các bệnh nhiễm trùng. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mối liên quan giữa LL-37 và 25(OH)D3 trong NKTN ở phụ nữ có thai.
Từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ LL-37 và 25(OH)D3 ở phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Các thai phụ đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội Từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2010 được chia làm 2 nhóm:
Nhóm nhiễm khuẩn tiết niệu
–    Nhóm nhiễm khuẩn tiết niệu 35 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối:
+ Không sử dụng kháng sinh,
+ Có hoặc không (Sốt, đái buốt, đái dắt, đái đục, đái máu…).
+ Soi tươi tế bào niệu: Bạch cầu niệu cao (+++), thể nitrit dương tính (có hoặc không).
+ Kết quả nuôi cấy nước tiểu: Vi khuẩn niệu > 105 VK/ml nước tiểu giữa dòng (tiêu chuẩn Kass).
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bị các bệnh không phải NKTN.
Nhóm chứng: 35 phụ nữ mang thai không có triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu, xét nghiệm tế bào niệu và nuôi cấy vi khuẩn niệu âm tính.
2.    Cỡ mẫu
Cỡ mẫu thuận lợi, không xác xuất với 70 thai phụ chia làm hai nhóm:
–    Nhóm chứng: 35 thai phụ khỏe mạnh.
–    Nhóm bệnh: 35 thai phụ được chẩn đoán NKTN.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment