NỒNG ĐỘ ESTRADIOL TOÀN PHẦN TRONG HUYẾT THANH CỦA PHỤ NỮ Ở HÀ NỘI VÀ HÀ NAM TUỔI SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

NỒNG ĐỘ ESTRADIOL TOÀN PHẦN TRONG HUYẾT THANH CỦA PHỤ NỮ Ở HÀ NỘI VÀ HÀ NAM TUỔI SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

NỒNG ĐỘ ESTRADIOL TOÀN PHẦN TRONG HUYẾT THANH CỦA PHỤ NỮ Ở HÀ NỘI VÀ HÀ NAM TUỔI SINH SẢN VÀ  MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.Estrogen có tác dụng lên cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như: hệ cơ quan sinh dục nữ, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ thống xương[1]. Nồng độ estrogen tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung [1]và huyết khối [60]. Ngược lại khi nồng độ estrogen giảm thấp sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương, trầm cảm[1], bệnh Alzheimer[23], rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch [51], [60]. Do vậy, việc xác định giới hạn sinh lý bình thường của nồng độ estrogen trên phụ nữ khỏe mạnh là cần thiết.

Đặc biệt, khi ung thư vú ngày càng gia tăng và là một trong những ung thư hàng đầu gây tử vong ở nữ giới đã khiến các nhà khoa học trên thế giới xem xét lại mối liên hệ giữa nồng độ estrogen với nguy cơ ung thư vú ở các chủng tộc khác nhau[19].Pinheiro SP (2005) khi quan sát thấy khối u vú tiến triển nhanh hơn ở người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Á so với người Mỹ da trắng trong độ tuổi sinh sản[61],[21]đã tiến hành định lượng nồng độ estrogen ở ba nhóm người thuộc ba chủng tộc này trong quần thể; kết quả cho thấy nồng độ estrogen ở người Mỹ da đen (162 pg/ml) và người Mỹ gốc Á (159 pg/ml) cũng cao hơn người Mỹ da trắng (143 pg/ml) [49]. Bên cạnh đó, Vũ Hồng Thăng và cộng sự (2010) đã phát hiện các khối u vú có tỷ lệ receptor dương tính với estrogen ở nữ giới người Việt trong độ tuổi sinh sản cao hơn người Thụy Điển cùng lứa tuổi (71,1 % so với 58,4%). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả đã không định lượng nồng độ estrogen của các đối tượng nghiên cứu[65].
Gần đây, Ausamanas MK và cộng sự (2007) đã báo cáo sự khác biệt về nồng độ estradiol của phụ nữ ở 9 nước châu Á; thấp nhất ở Trung Quốc (13,6 pg/ml) và cao nhất ởViệt Nam (29,1 pg/ml).Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ làm trên đối tượng phụ nữ mãn kinh[10].
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu xác định nồng độ estradiol cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản[1], [4], [5], [6]. Tuy nhiên các nghiên cứu này hoặc đã thực hiện cách đây khoảng 20 năm hoặc chỉ xác định được nồng độ estradiol ở một hoặc hai giai đoạn của chu kì kinh nguyệt.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Xác định nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh của phụ nữ Hà Nội và Hà Nam trong ba giai đoạn của chu kì kinh nguyệt.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh của phụ nữHà Nội và Hà Nam trong ba giai đoạn của chu kì kinh nguyệt.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học và quá trình tổng hợp estrogen. 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Bản chất và công thức cấu tạo của estrogen. 3
1.1.3. Quá trình tổng hợp 4
1.2. Vận chuyển, chuyển hóa và thoái hóa 5
1.3.Tác dụng của estrogen trên nữ giới 6
1.3.1. Tác dụng lên cơ quan sinh dục 6
1.3.2. Tác dụng lên chuyển hóa xương 8
1.3.3. Tác dụng lên chức năng tim mạch 9
1.3.4. Tác dụng lên hệ thần kinh 10
1.3.5. Tác dụng lên da 12
1.3.6. Tác dụng khác 12
1.4. Sự thay đổi nồng độ estradiol trong chu kỳ kinh nguyệt. 13
1.5. Điều hòa nồng độ estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt. 15
1.6.Các phương pháp định lượng nồng độ estradiol. 15
1.6.1. Phương pháp quang phổ khối 15
1.6.2. Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ cạnh tranh 16
1.6.3. Phương pháp miễn dịch gắn enzym 16
1.6.4 Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. 17
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ estrogen huyết thanh 18
1.7.1. Phương pháp định lượng – phân tích. 18
1.7.2. Yếu tố địa dư, chủng tộc. 19
1.7.3. Tuổi 20
1.7.4.Các chỉ số hình thái 20
1.7.5. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng, lối sống và hoạt động thể lực 21
1.7.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố tiền sử sản phụ khoa 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2. Cách lấy mẫu và quy trình nghiên cứu 25
2.4. Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp đo 27
2.4.1 Các chỉ số nghiên cứu: 27
2.4.2. Dụng cụ và phương pháp định lượng nồng độ estradiol toàn phần 28
2.4.3. Dụng cụ và phương pháp đo chỉ số nhân trắc 29
2.5. Xử lý thống kê các số liệu nghiên cứu 29
2.6. Đạo đức nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và chỉ số nhân trắc 31
3.1.2. Đặc điểm về tiền sử sản phụ khoa. 31
3.1.3. Đặc điểm về lối sống 32
3.2. Nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN. 32
3.3. Mối liên quan nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo tuổi trong CKKN. 33
3.4. Một số yếu tố liên quan tới nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN. 34
3.4.1. Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với yếu tố địa dư. 34
3.4.2. Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN và chỉ số nhân trắc. 35
Chương 4: BÀN LUẬN 39
4.1. Nồng độ estradiol huyết thanh theo CKKN 39
4.2. Mối liên quan nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với một số yếu tố ảnh hưởng. 42
4.2.1. Mối liên quan giữa nồng nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với tuổi. 42
4.2.2. Mối liên quan giữa nồng nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với chỉ số hình thái, tiền sử thai nghén và cho con bú. 42
4.3. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu. 44
KẾT LUẬN 45
KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nồng độ estradiol huyết thanh (pmol/l) theo từng giai đoạn của CKKN 14
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI của đối tượng ở hai khu vực nghiên cứu. 31
Bảng 3.2: Đặc điểmdùng thuốc tránh thai, số con, tiền sử cho con bú của đối tượng ở hai khu vực nghiên cứu. 31
Bảng 3.3: Đặc điểm về thói quen uống rượu, uống cafe, hút thuốc lá của hai nhóm đối tượng ở hai khu vực nghiên cứu. 32
Bảng 3.4: Nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh trung bình theo CKKN của đối tượng nghiên cứu. 32
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanhtheo CKKN (pg/ml) với yếu tố địa dư. 34
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với chỉ số BMI. 35
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với chỉ số cân nặng, chiều cao. 36
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN với dùng thuốc tránh thai, số con, tiền sử cho con bú. 37
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh theo CKKN và một số yếu tố liên quan đến lối sống. 38
Bảng 4.1: So sánh giá trị nồng độ estradiol toàn phần huyết thanh của nhóm nghiên cứu với các số liệu khác. 40

Leave a Comment