Nồng độ IL-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng
Luận văn thạc sĩ y học Nồng độ IL-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng.Rụng tóc từng vùng (RTTV) là một rối loạn tự miễn, đặc trưng bởi rụng tóc không sẹo, biểu hiện thường gặp là các mảng rụng tóc giới hạn rõ, hình tròn hoặc bầu dục ở da đầu hoặc các vùng lông khác trên cơ thể. Bệnh chiếm khoảng 0,1 – 0,2% dân số [45] và xảy ra ở hai giới với tỉ lệ ngang nhau [20]. Hiện nay, cơ chế sinh bệnh học RTTV còn chưa rõ ràng, tỉ lệ đáp ứng điều trị còn hạn chế, khoảng 34 – 50% bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một năm, tuy nhiên khả năng tái phát cao và 14 – 25% tiến triển thành rụng tóc toàn bộ (RTTB) hoặc rụng tóc toàn thể (RTTT) [20]. Bệnh lành tính nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống vì gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, đặc biệt trong các trường hợp rụng tóc nặng.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh RTTV là do hậu quả của sự mất đặc quyền miễn dịch tại nang tóc và sự tấn công của các tế bào T gây ra tình trạng rụng tóc đột ngột tại các vùng trên da đầu. Mất đặc quyền miễn dịch tại nang tóc có liên quan tới yếu tố stress và sự suy giảm các yếu tố bảo vệ, từ đó làm tăng biểu hiện các phức hợp tương thích mô lớp I liên quan chuỗi A (MICA) trên tế bào nang tóc, tăng trình diện kháng nguyên và kích thích tế bào giết tự nhiên, tế bào T CD8+ NKG2D+ vào nang tóc bài tiết IFN-gamma (IFN-γ) gây phá huỷ nang [43]. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy IL-15 có vai trò ức chế tế bào T điều hòa và thúc đẩy quá trình tăng sinh biệt hóa tế bào T CD8+ NKG2D đến nang tóc [15], bên cạnh đó, những thử nghiệm tiêm kháng thể trung hoà IL-15 và IFN-γ cho thấy hiệu quả trong điều trị RTTV ở chuột được cấy ghép da bệnh [61].
Nhiều nghiên cứu xác định nồng độ IL-15 huyết thanh được thực hiện với mong muốn đánh giá gián tiếp được hoạt động của IL-15 tại nang tóc [15],[51].
Các nghiên cứu này cho thấy nồng độ IL-15 huyết thanh tăng ở bệnh nhân RTTV, đồng thời IL-15 được xem như một dấu hiệu gợi ý về đánh giá độ nặng của bệnh [15]. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của IL-15 huyết thanh ở bệnh nhân RTTV. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nồng độ IL-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng” tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu xác định nồng độ IL-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân RTTV cũng như đánh giá mối liên quan giữa nồng độ IL-15 với các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh RTTV. Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò của cytokine này trong bệnh RTTV và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về sinh bệnh học và cơ sở khoa học cho việc áp dụng các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Xác định nồng độ Interleukin-15 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/12/2019 đến ngày 31/07/2020.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân rụng tóc từng vùng.
2. Xác định nồng độ Interleukin-15 huyết thanh trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng và so sánh với nhóm chứng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Interleukin-15 huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng và độ nặng trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………. 4
1.1. Đại cương …………………………………………………………………………………. 4
1.2. Bệnh rụng tóc từng vùng …………………………………………………………… 10
1.3. Interleukin-15 ………………………………………………………………………….. 23
1.4. Mối liên quan giữa interleukin-15 và bệnh rụng tóc từng vùng………. 25
1.5. Một số công trình nghiên cứu…………………………………………………….. 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 29
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 29
2.3. Tiêu chí chọn mẫu ……………………………………………………………………. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………… 30
.
.iii
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………. 37
2.6. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………. 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 39
3.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của nhóm bệnh nhân rụng tóc từng
vùng………………………………………………………………………………………….. 39
3.2. Nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân rụng
tóc từng vùng và so sánh với nhóm chứng……………………………………… 46
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh với
các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân rụng tóc từng
vùng………………………………………………………………………………………….. 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 55
4.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của nhóm bệnh nhân rụng tóc từng
vùng………………………………………………………………………………………….. 55
4.2. Nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh trên bệnh nhân rụng
tóc từng vùng và so sánh với nhóm chứng……………………………………… 65
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ interleukin-15 trong huyết thanh với
các đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân rụng tóc từng
vùng………………………………………………………………………………………….. 66
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 71
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm nang lông ở người…………………………………………………… 8
Bảng 1.2. Cơ chế bảo vệ đặc quyền miễn dịch của nang lông ………………….. 12
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu………………………………………………… 37
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu……………………… 39
Bảng 3.2. Đặc điểm nơi cư trú và nhóm tuổi của bệnh nhân RTTV………….. 41
Bảng 3.3. Tiền căn gia đình của nhóm bệnh nhân RTTV ………………………… 41
Bảng 3.4. Tiền căn bản thân của nhóm bệnh nhân RTTV ……………………….. 42
Bảng 3.5. Thời gian mắc bệnh RTTV …………………………………………………… 42
Bảng 3.6. Đặc điểm sợi tóc tại sang thương của bệnh nhân RTTV …………… 44
Bảng 3.7. Đặc điểm da đầu của bệnh nhân RTTV ………………………………….. 45
Bảng 3.8. Mức độ nặng RTTV theo thang điểm SALT …………………………… 46
Bảng 3.9. Tổn thương móng ở nhóm bệnh nhân RTTV ………………………….. 46
Bảng 3.10. Nồng độ IL-15 ở nhóm bệnh nhân RTTV và nhóm chứng………. 47
Bảng 3.11. Nồng độ IL-15 ở nhóm bệnh RTTV và nhóm chứng theo
giới tính ………………………………………………………………………………………… 47
Bảng 3.12. Nồng đồ IL-15 huyết thanh và nhóm tuổi, nơi cư trú, nghề
nghiệp của bệnh nhân RTTV……………………………………………………………. 48
Bảng 3.13. Nồng độ IL-15 huyết thanh và thời gian mắc bệnh, tiền căn
gia đình của nhóm bệnh nhân RTTV ………………………………………………… 49
Bảng 3.14. Nồng độ IL-15 với đặc điểm sợi tóc và test kéo tóc tại sang
thương…………………………………………………………………………………………… 50
.
.viii
Bảng 3.15. Nồng độ IL-15 với số lượng sang thương và kích thước sang
thương…………………………………………………………………………………………… 51
Bảng 3.16. Nồng độ IL-15 và đặc điểm da đầu tại vùng rụng tóc……………… 52
Bảng 3.17. Nồng độ IL-15 và tình trạng tổn thương móng………………………. 52
Bảng 3.18. Nồng độ IL-15 và mức độ nặng theo thang điểm SALT …………. 53
Bảng 4.1. Bệnh lí kèm theo ở bệnh nhân RTTV trong một số nghiên
cứu ……………………………………………………………………………………………….. 59
Bảng 4.2. Số lượng sang thương ở bệnh nhân RTTV trong một số
nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 61
Bảng 4.3. Tỉ lệ tổn thương móng ở bệnh nhân RTTV trong một số
nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 63
Bảng 4.4. Thang điểm SALT trên bệnh nhân RTTV ở một số nghiên
cứu ……………………………………………………………………………………………….. 64
Bảng 4.5. Nồng độ IL-15 huyết thanh của nhóm bệnh RTTV và nhóm
chứng trong một số nghiên cứu …………………………………………………………
Nguồn: https://luanvanyhoc.com