NÚT MẠCH ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CẤP KHỐI U VÙNG ĐẦU MẶT CỔ: NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP
NÚT MẠCH ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CẤP KHỐI U VÙNG ĐẦU MẶT CỔ: NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP
Trịnh Tú Tâm1, Nguyễn Quốc Dũng1, Bùi Văn Giang1
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị
Chảy máu cấp tính khối u vùng đầu mặt cổ có thể làm tình trạng bệnh nặng và tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Tỉ lệ chảy máu khối u chiếm tỉ lệ khoảng 6-14% , trong đó chảy máu cấp tính và là nguyên nhân gây tử vong chiếm khoảng 6%. Trước đây, với các trường hợp chảy máu cấp tính không đáp ứng với điều trị nội khoa thì phẫu thuật là phương pháp lựa chọn hàng đầu. Trong những năm gần đây điện quang can thiệp có một vị trí ngày càng quan trọng trong việc điều trị. Nhân ba trường hợp khối u ác tính chảy máu cấp đã được điều trị thành công tại Bệnh viện Hữu Nghị, chúng tôi muốn giới thiệu về vai trò của điện quang can thiệp trong điều trị chảy máu cấp tính khối u.
Chảy máu cấp tính khối u là một biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Nguyên nhân gây chảy máu có thể do khối u phát triển xâm lấn các mạch máu, di chứng sau hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, các biến chứng toàn thân của bệnh ung thư gây biến đổi các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu hay việc sử dụng các thuốc chống đông, chống viêm không steroid trong điều trị và tình trạng nhiễm trùng tại vị trí khối u… Những trường hợp chảy máu cấp tính thường không đáp ứng với điều trị nội khoa, trước đây phẫu thuật thắt mạch máu là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, chảy máu cấp tính trong nhiều trường hợp phẫu thuật khó có thể kiểm soát do khối u tái phát xâm lấn, biến đổi giải phẫu sau phẫu thuật, rò, nhiễm trùng, hoại tử, di chứng sau xạ trị [7].
Trong những năm gần đây nút mạch đã cho thấy là một lựa chọn tốt hơn, tiến hành đơn giản và hiệu quả hơn để điều trị chảy máu cấp tính các khối u nói chung và u vùng đầu mặt cổ nói riêng.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com