o sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và năm 2015

o sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và năm 2015

Luận văn thạc sĩ y học So sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và năm 2015.Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung [1]. Đây là một bệnh thường gặp trong cấp cứu sản phụ khoa, là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong ba tháng đầu của thời kỳ thai nghén.

Tần suất chửa ngoài tử cung ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên thế giới [2],[3]. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ chửa ngoài tử cung từ 4,5/1000 các trường hợp mang thai trong năm 1970 tăng lên 1,11% giai đoạn 1997 – 1999, 2% năm 2005 [4],[5]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa năm 2004 và Thân Ngọc Bích năm 2009 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương tỷ lệ CNTC lần lượt là 4,4% và 9,4% [6],[7]. Nghiên cứu của Võ Mạnh Hùng tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa (2008) là 2,66% [8]. Theo số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang số bệnh nhân chửa ngoài tử cung cũng không ngừng tăng lên, số chửa ngoài tử cung trên tổng số đẻ năm 2010 là 208/8605, năm 2014 là 447/13646.

Sự gia tăng tần suất bệnh được nhiều tác giả cho rằng có liên quan đến các yếu tố như viêm nhiễm tiểu khung, bệnh lây truyền qua đường sinh dục, tiền sử nạo hút thai, tiền sử mổ vùng tiểu khung, các phương pháp mới trong điều trị vô sinh hoặc hỗ trợ sinh sản. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán và thái độ xử trí vì vậy tỷ lệ chửa ngoài tử cung gia tăng nhưng tỷ lệ tử vong lại giảm do tiến bộ của y học giúp cho chẩn đoán sớm, chính xác và xử trí kịp thời [1],[9],[10].

Điều trị chửa ngoài tử cung trước đây thường là mổ mở cắt vòi tử cung, những năm gần đây nhờ áp dụng siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng hCG, nội soi chẩn đoán, nên chửa ngoài tử cung ngày càng được chẩn đoán sớm giúp điều trị có hiệu quả, được lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu như điều trị nội khoa, điều trị phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung.

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có mật độ dân số cao, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 dân tộc thiểu số, tập trung ở các huyện miền núi, vùng cao, đi lại khó khăn, sự hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, người bệnh thường đến muộn trong tình trạng khối chửa đã vỡ và điều trị chủ yếu là mổ mở cắt vòi tử cung. Điều trị phẫu thuật nội soi được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ năm 2003, những năm gần đây nhờ chẩn đoán sớm ngay từ khi khối chửa nhỏ chưa vỡ mà được áp dụng nhiều hơn.

Trên cả nước đã có rất nhiều nghiên cứu về chửa ngoài tử cung nhưng tại Bắc Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ điều trị chửa ngoài tử cung. Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung, phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh Bắc Giang, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và năm 2015”.

Với hai mục tiêu:

1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và 2015.

2.  So sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và 2015 

MỤC LỤC So sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2010 và năm 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử chửa ngoài tử cung 3
1.2. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý vòi tử cung 3
1.2.1. Cấu tạo vòi tử cung 3
1.2.2. Sinh lý và chức năng vòi tử cung 5
1.2.3. Hình ảnh giải phẫu bệnh lý 5
1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung 6
1.3.1. Viêm tiểu khung và bệnh lây truyền qua đường tình dục 6
1.3.2. Tiền sử phẫu thuật tiểu khung và vòi tử cung 6
1.3.3. Sử dụng các biện pháp tránh thai 7
1.3.4. Nạo thai và sẩy thai tự nhiên 7
1.3.5. Vô sinh 7
1.3.6. Những nguyên nhân khác 7
1.4. Chẩn đoán chửa ngoài tử cung. 8
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 9
1.5. Phân loại chửa ngoài tử cung 12
1.5.1. Phân loại theo lâm sàng 12
1.5.2. Phân loại theo vị trí khối chửa 13
1.6. Các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung. 14
1.6.1. Điều trị ngoại khoa 14
1.6.2. Điều trị nội khoa 16
1.7. Các nghiên cứu về điều trị chửa ngoài tử cung trên thế giới và Việt Nam 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2. Cỡ mẫu 20
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 21
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 21
2.2.5. Thời gian nghiên cứu 21
2.2.6. Các biến số nghiên cứu 21
2.2.7. Phân tích số liệu 23
2.2.8. Hạn chế sai số 24
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chửa ngoài tử cung 25
3.1.1. Tỷ lệ chửa ngoài  tử cung 25
3.1.2. Phân bố tuổi của bệnh nhân. 25
3.1.3. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân. 26
3.1.4. Tiền sử sản khoa, phụ khoa 27
3.1.5. Hút thai trước khi vào viện 28
3.1.6. Triệu chứng lâm sàng 28
3.1.7. Cận lâm sàng 30
3.1.8. Các thăm dò khác 31
3.2. Kết quả điều trị chửa ngoài tử cung năm 2010 và 2015 32
3.2.1. Các phương pháp điều trị 32
3.2.2. Lượng máu trong ổ bụng 33
3.2.3. Vị trí khối chửa 33
3.2.4. Tình trạng và kích thước khối chửa 34
3.2.5. Các phương pháp xử trí trong phẫu thuật 35
3.2.6. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật và phương pháp điều trị 36
3.2.7. Kết quả giải phẫu bệnh 36
3.2.8. Thời gian theo dõi và điều trị 37
3.2.9.  Lượng máu truyền 38
3.2.10. Biến chứng trong và sau mổ 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 40
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chửa ngoài tử cung. 40
4.1.1. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung 40
4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 44
4.1.4. Cận lâm sàng 47
4.1.5. Các thăm dò trước điều trị 48
4.2. So sánh kết quả điều trị chửa ngoài tử cung năm 2010 và năm 2015. 50
4.2.1. Các phương pháp điều trị CNTC 50
4.2.2. Vị trí khối chửa khi phẫu thuật 51
4.2.3. Kích thước khối chửa khi phẫu thuật 51
4.2.4. Tình trạng khối chửa 52
4.2.5. Lượng máu trong ổ bụng khi phẫu thuật 52
4.2.6. Các phương pháp xử trí khối chửa khi phẫu thuật 53
4.2.7. Phẫu thuật kết hợp 54
4.2.8. Kết quả giải phẫu bệnh 54
4.2.9. Truyền máu trong mổ 55
4.2.10. Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật. 55
4.2.11. Thời gian điều trị hậu phẫu. 55
4.2.12. Biến chứng trong và sau mổ. 56
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.  Tỷ lệ chửa ngoài tử cung năm 2010 và 2015 25
Bảng 3.2.  Phân bố theo tuổi 25
Bảng 3.3.  Tiền sử sản khoa. 27
Bảng 3.4.  Tiền sử phụ khoa và phẫu thuật tiểu khung. 27
Bảng 3.5.  Hút thai trước vào viện. 28
Bảng 3.6.  Triệu chứng cơ năng của chửa ngoài tử cung năm 2010 và 2015 28
Bảng 3.7.  Triệu chứng thực thể của chửa ngoài tử cung. 29
Bảng 3.8.  Số bệnh nhân được xét nghiệm hCG 30
Bảng 3.9. Siêu âm đầu dò 30
Bảng 3.10.  Các thăm dò  trước điều trị 31
Bảng 3.11.  Lượng máu trong ổ bụng 33
Bảng 3.12.  Vị trí khối chửa 33
Bảng 3.13.  Kích thước khối chửa 35
Bảng 3.14. Cách thức phẫu thuật 35
Bảng 3.15.  Các phẫu thuật kết hợp khác 36
Bảng 3.16. Kết quả giải phẫu bệnh 36
Bảng 3.17.  Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật 37
Bảng 3.18.  Thời gian điều trị sau mổ 37
Bảng 3.19.  Truyền máu 38
Bảng 3.20.  Lượng máu  truyền trong mổ 38
Bảng 3.21. Biến chứng trong và sau mổ 39
Bảng 4.1.  So sánh bệnh nhân có tiền sử sảy nạo hút thai bị chửa ngoài tử cung với các tác giả khác: 42
Bảng 4.2.  So sánh triệu chứng cơ năng với các tác giả 45
Bảng 4.3.  So sánh chọc dò túi cùng Douglas với các tác giả 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.  Phân bố theo nghề nghiệp 26
Biểu đồ 3.2.  Triệu chứng toàn thân 29
Biểu đồ 3.3.  Kết quả siêu âm các trường hợp chửa ngoài tử cung 31
Biểu đồ 3.4.  Các phương pháp điều trị 32
Biểu đồ 3.5.  Tình trạng khối chửa khi phẫu thuật 34
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:  Phân đoạn của vòi tử cung 4
Hình 1.2:  Vị trí khối chửa ngoài tử cung 13
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Vương Tiến Hòa (2012), “Chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung”, Sách chuyên khảo, nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2.  Tạ Thị Thanh Thủy (2006), “Tác dụng của Methotrexate trên sự thay đổi hCG sau mổ bảo tồn thai ngoài tử cung”, Nghiên cứu Y học, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, số 2, 100 – 104.
3.  Leach Richard E (2000), “Ectopic pregnancy: Trend and riks”, Management of ectopic pregnancy, Edited by Richard E. Leach andSteven J. Ory, Blackwell Science, Inc, Massachusettes, pp. 2 – 13.
4.  Heath Muray, Hanadi Baakdah, Trevor Bardell (2005)” Diagnosis and treatment of ectopic pregnancy”, CMAJ, Octorber 11, Vol 173, (8), pp 905-912.
5.  Rajesh Varma and Lawrence Mascarehas (2002), “Evidence – Based management of ectopic pregnancy”, Current Obstet Gynecol, 12, pp. 191 – 199.
6.  Nguyễn Thị Hòa (2004), “Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá chửa ngoài tử cung trị của triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2003”. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội.
7.  Thân Ngọc Bích (2010), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong hai năm 1999 và 2009”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
8.  Võ Mạnh Hùng (2008), “Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa trong hai năm 2005-2006”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Thái Bình.
9.  Lê Thị Hòa (2000), “Nghiên cứu mối liên quan của chửa ngoài tử cung với tiền sử nạo hút thai”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II.
10.  Lª Anh TuÊn (2003), “Hót ®iÒu hoµ kinh nguyÖt cã biÕn chøng sím vµ hËu qu¶ chöa ngoµi tö cung t¹i 3 bÖnh viÖn phô s¶n t¹i Hµ Néi”. 207- 210
11.  Maymon R; Halperin R; Mendlovic S; Schneider D; Herman A (2004), “Ectopic pregnancy in a caesarean scar: review of the medical approach to an iatrogenic complication”, Human Repord Update, Vol (10); No6, pp.515 – 523.
12.  Pirard M; Nosolle and Donnez (2009), “Ectopic pregnancy following assisted conception treatment and specific sites of ectopic pregnancy”, Clin Evid (Online), pp. 1406.
13.  Tạ Thị Thanh Thủy, Đỗ Danh Toàn (2004), “Điều trị chửa ngoài tử cung với Methotexat, một nghiên cứu thực nghiệm không so sánh tại Bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí sản phụ khoa 2004.
14.  Togas Tuladi and Ahmed Saleh (1999), “Surgical management of ectopic pregnancy”, Clinical Obstet and Gynecol, Vol (42), No1, pp. 31 – 38.
15.  Raphael B. Durfee. (1982), “Complications of pregnancy”, Current. Obstetrics and Gynecology diagnosis and treatment”. Edited by Ralph C. Benson. Lange Medical Publications, California. pp. 691 – 700.
16.  Cre’quat. J (1998), “Echogoraphie et grossesse axtra – ute’rine Grosesse extra – ute’rine”, Doin editeur, Pari 130 – 136.
17.  Penzias Alan S. and De Cheney Alan H. (1973). “History of ectopic pregnancy” Extrauterine pregnancy. Eidted by Thomas G. Stovall, Me Graw – Hill, Inc. 1- 6.
18.  Tanaka T; Hayshi K; Utsuzawa T et al (1982), “Treatment of interstitial ectopic pregnancy with mothotrexate. Report of sucessful case:, ‘Feril Steril, 37:851.
19. Tạ Thị Thanh Thủy, Đỗ Danh Toàn (2000), “Đánh giá bước đầu điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ bằng Methotexat tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí sản phụ khoa 2001, tr. 58 – 64.
20.  Trần Danh Cường (1999), “Giá trị tiên đoán của một số phương pháp thăm dò trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung”, Tạp chí thông tin Y dược, Số đặc biệt chuyên đề Sản phụ khoa, tr. 15 – 18.
21.  Dương Thị Cương (2004), “Nhắc lại giải phẫu bộ phận sinh dục nữ”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 5 – 26.
22.  Lê Văn Điển (1998), “Thay đổi giải phẫu và sinh lý người mẹ trong lúc mang thai”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 115 – 119.
23.  Bộ môn Giải phẫu bệnh (2002), “Bệnh của vòi tử cung”, Bài giảng giải phẫu bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 109 – 114.
24.  Bộ môn Mô học và Phôi thai học (2002), “Cấu trúc mô học hệ sinh dục nữ”, Bài giảng Mô học và Phôi thai học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 531 – 594.
25.  Phạm Thị Hoa Hồng (2002), “Sự thụ tinh, sự làm tổ và sự phát triển của trứng”, Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 10 – 12.
26.  Lê Văn Điển (1998), “Thai ngoài tử cung”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 811 – 819.
27.  Vương Tiến Hòa (2002), “Nghiên cứu một số yếu tố góp phần chẩn đoán chửa ngoài tử cung, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
28.  Bộ môn Sinh lý học (2001), “Thụ thai, mang thai”, Sinh lý học tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 119 – 134.
29.  Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2003), “Chửa ngoài tử cung”, Lâm sàng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 153 – 162, 384 – 397.
30.  Nguyễn Đức Hinh (2006), “Chửa ngoài tử cung”, Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 269 – 281.
31.  Dương Thị Cương (2004), “Chửa ngoài tử cung”, Xử trí cấp cứu Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19 – 28.
32.  Nguyễn Đức Hinh (2000), “Nhận xét tình hình CNTC năm 1995 tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh”, Tạp chí Y học, Hà Nội, tr. 17 – 22.
33.  Mai Thanh Hằng (2004), “Tình hình chửa ngoài tử cung lần 2 điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong 3 năm (2001 – 2003)”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y, Hà Nội, 2004.
34.  Nguyễn Thị Thủy Hà (2014), “Nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí chửa tại vòi tử cung từ lần 2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
35.  Coste. J, Laumai. B, Bremond. A, Collet. P, Job – Spirco. N (1994), “Sexually transmitted diseases as major causes of ectopic pregnancy: results from a large case – control study in France”, Fertility – Sterility. Aug, 62 (2), 289 – 295.
36.  Parazzini. Fet al (1992), “Risk factor for ectopic pregnancy an Italian case – control study”, Obstet Gynecol. 80, (5), 821 – 825.
37.  Phan Viết Tâm (2002), “Nghiên cứu tình hình chửa ngoài tử cung tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999 – 2000”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, tr. 25 – 26.
38.  Luyện Hằng Thu (2004), “Tình hình chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai năm 2002 – 2003”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 19-40.
39.  Hồ Văn Việt (2009), “Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung năm 2008 và năm 2003 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
40.  Rajesh Varma and Lawrence Mascarehas (2002), “Evidence – Baesd management of ectopic pregnancy”, Current Obstet Gynecol, 12, 191 – 199.
41.  Mark Pearlman; Judith E. Tintinalli; Pamela l. Dyne (2003), “Ectopic Pregnancy”, Obstetris and gynecologic emergecies: diagnosis and management, 217 – 225.
42.  Job – Spira N; Bouyer J; Pouly JL; Coste J (2000), “Fertility following radical, conservative – surgical or medical treatment for tubal pregnancy: a population – based study”, Br J Obstet Gynecol, 107, 714 – 721.
43.  Phan Trường Duyệt (2003), “Siêu âm chẩn đoán chửa ngoài tử cung”, Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 58 – 64.
44.  Cunningham F., Gary (2001), “Ectopic pregnancy”, Williams Obstetrics, 21st Edition, Appleton and Lange, Connecticut, 833 – 905.
45.  Vương Tiến Hòa (2001), “Giá trị của hình ảnh siêu âm trong chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung”, Y học thực hành, 6/2004, tr. 30 – 33.
46.  Nguyễn Văn Học (2005), “Kết quả điều trị 103 trường hợp chửa ngoài tử cung chưa vỡ bằng methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”, Nội san Sản phụ khoa, Số đặc biệt năm 2005, tr. 86 – 91.
47.  Nguyễn Viết Tiến (2002), “Chửa ngoài tử cung”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 127 – 121.
48.  Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Hà Nội (2006), “Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học”, Nhà xuất bản Y học hà Nội.
49.  Vương Tiến Hòa (2005), “Chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung”, Sản khoa và sơ sinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
50.  Vương Tiến Hòa (2003), “Chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung”, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 69 – 112.
51.  Phạm Thanh hiền (1999), “Tình hình điều trị chửa ngoài tử cung năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương”, Tạp chí Thông tin Y dược số đặc biệt chuyên đề sản phụ khoa, tr. 22 – 25.
52.  Phạm Thị Thanh Hiền (2007), “Nghiên cứu giá trị nồng độ progesteron huyết thanh kết hợp với một số thăm dò phụ khoa trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung chưa vỡ”, Luận án Tiến sỹ Y học, trường Đại học Y dược Hà Nội, Hà Nội.
53.  Trần Công Hoan (2000), “Siêu âm qua đường âm đạo trong chửa ngoài tử cung”, Tạp chí Y học Việt nam, số 5/2000, tr. 138 – 139.
54.  Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), “Tìm hiểu những tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung năm 2005 với năm 2000 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
55.  Nguyễn Văn Hà (2004), “Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm và kết quả điều trị CNTC bằng phương pháp PTNS tại BVPSTW”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, tr. 45 – 47.
56.  Đoàn Thị Bích Ngọc (2005), “Giá trị của phương pháp phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi trứng trong điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong 2 năm từ tháng 7/2001 – tháng 6/2005”, Nội san Sản phụ khoa, số đặc biệt tháng 7/2005.
57.  Nguyễn Thị Ngọc Phượng, “Phân bố các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán thai ngoài tử cung chưa vỡ tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 2000”, Hội nghị khoa học Bệnh viên Từ Dũ, tr. 71 – 79.
58.  Rahmi S., Serdar D;, Sema D. (2008), “Unilaternal twin tubal pregnancy successfully treated with methotrexate”, International Journal of Gynecology & Obstetrics, August: 102 (2), pp. 171.
59.  Bộ Y tế (2002), “Dược Thư Quốc Gia”, tr. 485 – 487, 679 – 682.
60.  Trường Đại học Y Hà Nội (2005), “Dược lý học lâm sàng”, Hà Nội, tr. 555- 556.
61.  Barnhart K., Gabriella., Rachel A., Mary S. (2003), “The management of ectopic pregnancy: A meta-analysis compering “single dose” and multidose regimes”. Obsteric and Gynecology, 2003, 101, pp. 778 – 84.
62.  Vũ Thanh Vân (2006), “Điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 3/2005 – 7/2006”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
63.  Nguyễn Viết Tiến (2004), “Thông báo lâm sàng một trường hợp chửa ống cổ tử cung được điều trị nội khoa thành công”, Nội san Sản phụ khoa số đặc biệt, Hội nghị đại biểu hội Phụ sản Việt Nam khóa XV kỳ họp thứ 2, tr. 32 – 34.
64.  Nguyễn Văn Học (2004), “Nghiên cứu sử dụng Methotrexate trong điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
65.  Nguyễn Văn Học (2008),”Kết quả 160 ca điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ bằng Methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam (381), tháng 5, số 2/2011, tr. 30 – 34.
66.  Nguyễn Thị Bích Thủy (2011), “Nghiên cứu điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ bằng Methotrexate đơn liều và đa liều tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
67.  Phan Trường Duyệt (2002), “Thăm dò nội tiết trong máu và nước tiểu”, Hướng dẫn thực hành thăm dò về sản phụ khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 233 – 238.
68. Mai Trọng Dũng (2013), “Nhận xét kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Tạp chí Phụ sản, tháng 5, tâp 12/2014, tr. 44 – 47.
69. Trần Thị Minh Lý (2008), “Nghiên cứu so sánh về chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung bằng nội soi ổ bụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002 và năm 2007”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
70.  Nguyễn Thị Lan Phương (2006), “Tình hình chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2006”, Khóa luận bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
71.  Nguyễn Văn Hưng (2014), “So sánh điều trị chửa ngoài tử cung tại vòi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2008 và năm 2013”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
72.  Vũ Thị Đức (2014), “Nghiên cứu về xử trí  chửa ngoài tử cung bằng nội soi ổ bụng tại khoa Phụ sản bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2012 – 2013”, Khóa luận bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
73. Đinh Huệ Quyên (2014), “Nghiên cứu về lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí chửa ngoài tử cung được phẫu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, khóa luận bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
74. Bùi Minh Phúc (2014), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình trong 3 năm năm 2011 – 2013”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
75.  Đinh Thị Oanh (2014), “Nhận xét chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình năm 2013”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
76. Phạm Văn Mẫn (2014), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên năm 2010-2012”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
77. Đỗ Bình Trí (2010), “Điều trị bảo tồn vòi tử cung bằng phẫu thuật nội soi trong chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm”, Tạp chí Y học thực hành (881), số 10/2013, tr. 27 – 31.
78. Vũ Bá Quyết (2012), Nghiên cứu điều trị chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi cắt vòi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012”, Tạp chí Y học Việt Nam (422), tháng 9, số 2/2014, tr. 124 – 127.
79. Hà Duy Tiến (2012), “Nghiên cứu điều trị cắt vòi tử cung trong chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”,  Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

 

Leave a Comment