ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH TRUNG ƯƠNG TỪ NGOẠI BIÊN Ở TRẺ SƠ SINH: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ

ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH TRUNG ƯƠNG TỪ NGOẠI BIÊN Ở TRẺ SƠ SINH: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ

 ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH TRUNG ƯƠNG TỪ NGOẠI BIÊN Ở TRẺ SƠ SINH: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ 

Tăng Chí Thượng* và cộng sự
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Kỹ thuật đặt ống thông tĩnh mạch trung ương cho trẻ sơ sinh cần nuôi ăn tĩnh mạch dài ngày đã được nhiều nước đã phát triển áp dụng thành công với nhiều ưu điểm về  kết quả điều trị, tuy nhiên giáthành của kỹ thuật này khá cao so với kim luồn tĩnh mạch ngoại bên. Tại bệnh viện Nhi đồng I, chúng tôi bắt đầu tiếp cận kỹ thuật này từ đầu năm 2005, tuy nhiên cần nghiên cứu chứng minh chi phí – hiệu quả trước khi phổ biến cho những trung tâm sơ sinh khác. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu có đối chứng, so sánh hiệu quả và chi phí điều trị giữa nhóm nuôi ăn tĩnh mạch qua kim luồn tĩnh mạch ngoại biên cổ điển và nhóm được nuôi ăn tĩnh mạch  qua  ống thông tĩnh mạch trung ương.
Kết quả Từ tháng 1 – đến tháng 9/2005, có 55 trẻ sơ sinh vào lô nghiên cứu, với tuổi thai trung bình là 29 
  2  tuần,  trong  đó  30  trẻ  đặt  catheter  tĩnh  mạch  trung  ương  từ  ngoại  biên  (Peripheral  Inserted  Central Catheter –  PICC) và 25 trẻ ở nhóm đặt catheter ngoại biên (Peripheral Intravenous Catheter  –  PIC). Thời gian đặt PICC trung bình là 21 ngày. 
Kết luận: thuận lợi của đặt PICC là giảm số lần chích, truyền thuốc gây kích thích một cách an toàn, điều trị nuôi ăn tĩnh  mạch toàn phần lâu dài, và dễ tiếp cận và an toàn.  Các tai biến hiếm gặp và với kỹ thuật đặt catheter vô trùng, chăm sóc và theo dõi đúng quy trình giúp giảm thiểu các tai biến. Cần tiếp tục nghiên cứu tiếp ở cỡ mẫu lớn hơn để xác định hiệu quả và biến chứng của PICC ở trẻ sơ sinh

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment