PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM

I. ĐẠI CƯƠNG

Khi ngưng thở thường là hậu quả của tình trạng suy hô hấp cấp. Ngưng tim thường sau ngưng thở.

Não sẽ bị tổng thương khi ngưng thở ngưng tim trên 4 phút và nếu trên 10 phút thường tử vong, nếu sống để lại di chứng não nặng nề, vì thế khi ngưng thở ngưng tim cần nhanh chóng cung cấp oxy và máu cho não.

II. HỒI SỨC CẤP CỨU NGƯNG THỞ NGƯNG TIM

1. Chẩn đoán ngưng thở ngưng tim

Hôn mê: lay gọi không tỉnh

• Lồng ngực không di động

• Không mạch trung tâm: mạch cổ, mạch bẹn.

2. Các bước hồi sức cấp cứu ngưng thở ngưng tim

B1. Lay gọi, kêu giúp đỡ

• Lay gọi bệnh nhân

• Nếu không đáp ứng là hôn mê, nghi ngờ ngưng thở ngưng tim khi hôn mê và kêu gọi người giúp đỡ.

B2. Thông đường thở

• Ngữa đầu nâng cằm.

• Lấy dị vật nếu có:

* Thủ thuật vỗ lưng ;

* Thủ thuật Hemlich:

B3. Quan sát di động lồng ngực và nghe cảm nhận hơi thở

Lồng ngực không di động

Không cảm nhận hơi thở bệnh nhân → Ngưng thở B4. Thổi ngạt

Thổi ngạt 2 cái có hiệu quả: khi thấy lồng ngực nhô lên khi thổi B5. Bắt mạch trung tâm: mạch cổ, mạch bẹn Nếu có mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt Không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây→ ngưng tim B6. Ấn tim ngoài lồng ngực

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

Ấn tim đúng: mạch trung tâm có, khi ấn.

• Ngưng thở ngưng tim:

Tỷ lệ ấn tim/thổi ngạt: 15/2

Nếu có 2 người: người ấn tim đếm lớn để người thổi ngạt nghe phối hợp

• Tiếp tục thổi ngạt và ấn tim 1 phút, sau đó đánh giá lại.

B7. Quan sát di động lồng ngực và bắt mạch trung tâm

• Nếu mạch trung tâm rõ, đều: tim đập lại → ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt.

• Nếu có di động lồng ngực: tự thở → ngưng thổi ngạt

• Nếu bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim phải tiếp tục ấn tim thổi ngạt

Diễn tiến tốt: hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rỏ, tỉnh táo.

B8. Thuốc:

Thiết lập đường tĩnh mạch

❖ Epinephrine

Chỉ định: Ngưng tim

Liều: EPINEPHRINE (ADRENALINE): ống 1ml 1%0 (=1mg)

0,5 – 1mg/mỗi 5 phút, tiêm trực tiếp vào tim

B9. Sốc điện:

Chỉ định:

❖ Sốc điện không đồng bộ: Rung thất, ngưng tim.

❖ Sốc điện đồng bộ: Nhịp nhanh thất, Nhịp nhanh kịch phát trên thất, sau khi điều trị thuốc thất bại hay có rối loạn huyết động.

Liều: 200 – 300 – 360 joules.

Sau mỗi lần sốc điện, phải nghe tim và theo dõi nhịp tim qua monitor để có hướng xử trí tiếp.

B10. Theo dõi sau hồi sức

– Nhịp thở, màu da niêm, mạch, HA, tri giác, đồng tử mỗi 15 phút.

– Nhịp tim bằng ECG monitoring

❖Diễn tiến tốt: hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rõ, tỉnh táo.

❖Khi nào ngừng hồi sức cấp cứu?

Quyết định việc ngưng hồi sức nếu sau 30 – 60 phút mà tim không đập lại, không thở lại, đồng tử dãn và sau khi giải thích với thân nhân.

phác đồ xử trí ngừng tim

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Harrison’s, 18th principles of internal medecine (2011)



Leave a Comment