PHÂN BiỆT GENOTYPE 1 VÀ 6 BẰNG KỸ THUẬT ALLELE-SPECiFiC RT-PCR ĐỰA VÀO VÙNG GEN NS5B CỦA virus ViÊM GAN C
PHÂN BIỆT GENOTYPE 1 VÀ 6 BẰNG KỸ THUẬT ALLELE-SPECiFiC RT-PCR ĐỰA VÀO VÙNG GEN NS5B CỦA virus ViÊM GAN C
NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG1, NGUYỄN THỊ MINH HIẾU1, HUỲNH VIẾT Lộc2, VÕ Đức XUYÊN AN2, PHẠM HÙNG VÂN2’3 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại Học Quốc Gia Tp HCM 2Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Khoa 3Trường Đại học Y Dược Tp HCM
ĐẶT VẤN ĐỂ
Cùng với sự định lượng virus trong máu trước điều trị, việc xác định genotype của virus viêm gan C (HCV) ở người bệnh nhiễm đóng vai trò quan trọng trong việc tiên lượng điều trị và quyết định thời gian điều trị[1]. Người ta đã chứng minh rằng các genotype khác nhau có tính đáp ứng điều trị bằng interferon kết hợp ribavirin khác nhau trong đó genotype 1 có tính đáp ứng tương đối thấp nhất[2]. Các phương pháp xác định genotype HCV bằng kỹ thuật PCR hay giải trình tự thường dựa vào vùng 5’ không mã hóa của bộ gen HCV. Trong khi việc phân biệt các genotype khác của HCV như type 2, 3, 4, 5 trên vùng này là rõ ràng thì một số lượng không nhỏ các mẫu chứa genotype 6 thường được xác định là genotype 1 dẫn đến hậu quả là người bệnh bị tiên lượng điều trị và quyết định thời gian điều trị sai, gây ra tốn kém không cần thiết và các phản ứng phụ nguy hiểm đi kèm khi điều trị dài ngày với genotype 1. Đứng trước tình hình đó, người ta khuyến cáo nên sử dụng vùng gen NS5B để phân biệt giữa genotype 1 và 6[3]. Công ty TNHH TM và DV Nam Khoa đã phát triển phương pháp giải trình tự trên vùng gen NS5B để phân biệt các genotype 1 và 6. Mặc dù có độ chính xác cao nhưng nhược điểm của phương pháp giải trình tự là thiết bị đắt tiền và hóa chất không rẻ, điều này làm cho phương pháp này khó có thể được thực hiện rộng rãi trong thực tế lâm sàng. Với những lý do này, chúng tôi đề xuất một phương pháp phân biệt genotype 1 và 6 dựa trên vùng NS5B bằng kỹ thuật PCR. Ưu điểm của kỹ thuật này là thiết bị và hóa chất thực hiện rất phổ biến nên khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế lâm sàng sẽ lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Blanca Olaechea de Careaga. 2006. Predictive factors for response to treatment of chronic hepatitis C. Annals of Hepatology. 5(Suppl.1): S24-S28.
2.Michael F Freid et al. 2002. Peginterferon alpha-2a plus ribavirin for chronic heptitis C virus infection. The New England Journal of Medicine. 347:975-982.
3.Donald G Murphy et al. 2007. Use of sequence analysis of the NS5B region for routine genotyping of hepatitis C virus with reference to C/E1 and 5’ untranslated region sequences. Journal of Clinical Microbiology. 45(4): 1102-1112.
4.Hung Van Pham et al. 2011. Very high prevalence
of hepatitis C virus genotype 6 variants in southern Vietnam:large scale survey based on sequence
determination. Japanese Journal of Infectious Diseases. 64(6): 537-539.
5.Luis Ugozzoli, Bruce Wallace. 1991. Allele-specific polymerase chain reaction. Methods. 2(1): 42-48.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất