PHÂN BIỆT VIÊM PHỔI/BỆNH NHÂN COPD VỚI ĐỢT CẤP COPD – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ BÀN LUẬN QUA BÁO CÁO CA BỆNH

PHÂN BIỆT VIÊM PHỔI/BỆNH NHÂN COPD VỚI ĐỢT CẤP COPD – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ BÀN LUẬN QUA BÁO CÁO CA BỆNH

PHÂN BIỆT VIÊM PHỔI/BỆNH NHÂN COPD VỚI ĐỢT CẤP COPD – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ BÀN LUẬN QUA BÁO CÁO CA BỆNH
Cung Văn Công
COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính dẫn đến gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi. COPD là một trong ba bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và 90% số ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Người bệnh COPD thường được quản lý và luôn chiếm tỷ trọng hàng đầu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại mỗi quốc gia. Các đợt cấp của bệnh thường xuất hiện và NB thường phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên rất nhiều NB COPD phải nhập viện vì tình trạng viêm phổi, không phải đợt cấp đơn thuần. Việc chẩn đoán phân biệt sớm hai tình trạng này là vô cùng quan trọng vì vấn đề tiên lượng tử vong là rất khác biệt. Chúng tôi báo cáo ca bệnh viêm phổi/BN COPD ở BN nam, 65 tuổi, đến khám và điều trị tại bệnh viện Phổi trung ương cùng các tiêu chí chẩn đoán để cùng các đồng nghiệp tham khảo, thảo luận và đưa ra phương cách tiếp cận chẩn đoán phù hợp khi gặp những ca bệnh tương tự.

COPDđược  định  nghĩa  là  tắc  nghẽn  luồng không  khí  mạn  tính,  tiến  triển  và  chỉ  hồi  phục một phần, bao gồm viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và đôi khi chồng lấp với hen phế quản (viêm tiểu phế quản mạn tính ở người hen phế quản). Bệnh thường bắt đầu với tổn thương viêm đối với cấu trúc các đường thở nhỏ và các phế nang tiếp nối; phát triển trong vài năm dẫn đến mất độ đàn hồi và tăng sức cản đường thở. Điều này dẫn đến các khiếm khuyết trong chức năng phổi, có thể phát hiện được bằng phương pháp đo chức năng phổi. Bệnh trở nên trầm trọng hơn khi BN càng lớn tuổi.1COPD đang nổi lên như là nguyên  nhân  gây  tử  vong  lớn  thứ  ba  trên  thế giới sau bệnh tim và đột  quỵ, giết chết  hơn  3 triệu người trêntoàn thế giới mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng và bệnh đang ngày càng phổ biến. Mặc dù COPD là một bệnh mạn tính, không lây nhưng sự hội tụ dịch tễ học của nó với một số bệnh truyền nhiễm đường hô hấp chính bao gồm bệnh lao và viêm phổi là điều đáng quan tâm. 2.4Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của nhu mô phổi do vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc các vi sinh vật gây bệnh khác gây ra, chủ yếu lây nhiễm qua việc hút hoặc hít phải các hạt truyền nhiễm.  Tình  trạng  viêm  dẫn  đến  sự  di  chuyển của bạch cầu trung tính từ các mao mạch máu vào các không gian phế nang. Dịch tiết đọng lại trong phế nang dẫn đến ho, khó thở. Về gánh nặng, viêm phổi là bệnh truyền nhiễm lớn nhất gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới  và là nguyên nhân chính gây tử vong ở người cao tuổi. COPD thường liên quan đến viêm phổi nhiều hơn so với các bệnh mạn tính khác. Một số tác giả cho rằng các đợt viêm phổi trong thời thơ ấu làm tăng đáng kể khả năng mắc COPD trong cuộc sống sau này và đặt ra câu hỏi liệu COPD có thể “bắt đầu từ thời thơ ấu” hay không. Các nghiên cứu khác đã  xác  minh  rằng  việc  sử  dụng  liệu  pháp corticosteroid  ức  chế  miễn  dịch  ở  bệnh  nhân COPD có liên quan đến sự phát triển viêm phổi.3.5COPD và viêm phổi có chung một số yếu tố nguy  cơ  khác  bao  gồm  cả  tuổi  tác.  Suy  giảm miễn dịch cũng đóng một vai trò trong sự biểu hiện của COPD và viêm phổi. Ngày càng rõ ràng rằng có một sự chồng chéo tồn tại trong dịch tễ học giữa COPD không lây nhiễm và bệnh hô hấp truyền nhiễm bao gồm cả viêm phổi.2Bệnh nhân COPD thường phải nhập viện vì các lý do: (1) đợt cấp COPD; (2) viêm phổi và (3) chồng lấp cả hai nguyên nhân trên và phác đồ điều trị cho mỗi tình huống luôn có sự ưu thế, khác biệt. Tiên lượng tử vong của  nhóm (2) và(3)  có  thể  lên  tới  50%,  cao  hơn  hẳn  so  với  ở nhóm (1).3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment