PHÂN BỐ TUỔI, GIỚI, ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC PHÂN BỐ TUỔI, GIỚI, ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO.Hiện nay trên thế giới số người mắc ung thư đại trực tràng chiếm tỷ lệ cao, đứng hàng thứ ba ở nam giới và hàng thứ hai ở nữ giới trong các loại ung thư phổ biến. Theo tổ chức ung thư toàn cầu GLOBOCAN năm 2018 có hơn 1,8 triệu trường hợp ung thư đại trực tràng mới mắc và ước lượng gây ra 861.000 trường hợp tử vong.
Ở Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ tư ở nam, và hàng thứ hai ở nữ với số trường hợp mới phát hiện năm 2018 là 14.733 chiếm 8,9% gây ra 7.856 trường hợp tử vong [16] . Trong đó 95% ung thư đại trực tràng có nguồn gốc từ polyp tuyến.
Do đó polyp đại trực tràng được coi là tổn thương tiền ung thư, có vai trò quan trọng trong theo dõi tầm soát ung thư đại trực tràng. Đặc biệt là polyp đại trực tràng nguy cơ cao được định nghĩa là polyp thỏa 1 trong 3 tiêu chí: polyp u tuyến kích thước ≥ 10 mm và/hoặc polyp có thành phần tuyến nhánh (>25%) và/hoặc polyp loạn sản cao trên giải phẫu bệnh [33], [60], [71]. Theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA 2018, nội soi đại tràng cho thấy những người có polyp nguy cơ cao này có thể có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 2,5 lần so với những người không có polyp. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có polyp nhưng không phải loại nguy cơ cao thì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tương tự như những người không có polyp [22].
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường là kín đáo, không điển hình và không đặc hiệu, bệnh thường diễn biến trong một thời gian dài không có triệu chứng hoặc với các dấu hiệu mà bệnh nhân thường ít quan tâm đến như đau bụng không rõ nguyên nhân, rối loạn phân, đi ngoài ra máu không thường xuyên, do vậy việc phát hiện và chẩn đoán polyp đại trực tràng thường khó khăn và chủ yếu là bằng phương2 pháp nội soi đại trực tràng kết hợp với xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán [5].
Diễn biến của polyp đại trực tràng thường phức tạp, nguy cơ polyp trở nên ác tính cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để [60]. Theo các khuyến cáo về tầm soát ung thư đại trực tràng của thế giới trước đây, tuổi bắt đầu nên được tiến hành tầm soát là từ 50 tuổi trở lên nếu không có tiền sử ung thư đại trực tràng trong gia đình. Còn đối với các gia đình có người thân bị ung thư đại trực tràng thì người thân phải tầm soát sớm hơn 10 năm so với tuổi của người thân lúc phát hiện được ung thư đại trực tràng. Năm 2018 Hội Ung thư Mĩ đưa ra khuyến cáo mới rút ngắn tuổi tầm soát ung thư đại trực tràng từ 50 tuổi xuống 45 tuổi [72]. Đồng thuận Châu Á Thái Bình Dương chưa thay đổi khuyến cáo về mốc tuổi tầm soát là 50 tuổi. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy ung thư đại trực tràng có xu hướng trẻ hóa [65] ,[73]. Theo Tạp chí phòng chống Ung thư Châu Á Thái Bình Dương 2012, nghiên cứu trên 400 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh có tới 28% trường hợp khởi phát ở dưới 50 tuổi [57]. Tổng kết đầu năm 2015 trên 1033 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cũng cho thấy tỷ lệ bệnh
Tuy nhiên các nghiên cứu về polyp đại trực tràng ở Việt Nam trước đây có cỡ mẫu nhỏ với khoảng tin cậy 95% rộng, chưa tập trung thực sự vào nhóm đối tượngpolyp nguy cơ cao. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tìm hiểu về phân3 bố tuổi, giới, đặc điểm nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng nguy cơ cao với số lượng mẫu lớn trên cơ sở hồi cứu dữ liệu đưa ra sự so sánh sự phân bố tuổi giới theo các năm nhằm góp phần tạo cơ sở đánh giácho các bác sĩ lâm sàng.4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Khảo sát đặc điểm phân bố tuổi, giới, đặc điểm nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng nguy cơ cao.
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1. Khảo sát phân bố tuổi, giới của nhóm polyp đại trực tràng nguy cơ cao.
2. Khảo sát đặc điểm nội soi polyp đại trực tràng nguy cơ cao.
3. Khảo sát đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng nguy cơ cao
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………..iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………….v
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………………vi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………..5
1.1. POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG…………………………………………………………………..5
1.1.1. Định nghĩa polyp đại trực tràng……………………………………………………………..5
1.1.2. Hình ảnh đại thể của polyp đại trực tràng………………………………………………..5
1.1.3. Hình ảnh vi thể của polyp đại trực tràng …………………………………………………8
1.1.4. Chương trình nội soi giám sát đối với polyp ………………………………………….17
1.2. POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO ……………………………………….20
1.2.1. Định nghĩa polyp đại trực tràng nguy cơ cao …………………………………………20
1.2.2. Đánh giá nguy cơ cho bệnh ung thư đại trực tràng………………………………….22
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG…………24
1.3.1. Chẩn đoán bằng lâm sàng ……………………………………………………………………24
1.3.2. Chẩn đoán bằng cận lâm sàng ……………………………………………………………..26
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC……………………….31
1.4.1. Nước ngoài………………………………………………………………………………………..31
1.4.2. Trong nước: ………………………………………………………………………………………32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………35ii
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………………35
2.1.1. Dân số mục tiêu …………………………………………………………………………………35
2.1.2. Dân số chọn mẫu: ………………………………………………………………………………35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………36
2.2.2. Chọn mẫu………………………………………………………………………………………….36
2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ……………………………………………………………36
2.3.1. Tiến trình thu thập số liệu: ………………………………………………………………..36
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………………………36
2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN: …………………………………………………………………37
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ……………………………39
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………………….39
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………….41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….42
3.1. PHÂN BỐ TUỔI, GIỚI CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO
………………………………………………………………………………42
3.2. ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO.46
3.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ
CAO………………………………………………………………………………………………………….54
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….63
4.1 PHÂN BỐ TUỔI, GIỚI CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ
CAO………………………………………………………………………………………………………..63
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi ………………………………………………………………63
4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới ………………………………………………………………67
4.2 ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ
CAO……………………………………………………………………………….68
4.2.1 Số lượng polyp: ………………………………………………………………………………….68iii
4.2.2 Vị trí polyp ……………………………………………………………………………………..70
4.2.3 Kích thước polyp……………………………………………………………………………..71
4.2.4 Hình dạng polyp:……………………………………………………………………………..72
4.3 ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY
CƠ CAO ……………………………………………………………………………………………………73
4.3.1. Dạng mô bệnh học:…………………………………………………………………………….73
4.3.2 Mức độ loạn sản ………………………………………………………………………………..75
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………………….76
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….78
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………..80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA MỘT SỐ
BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU
DANH MỤC BẢNG
NỘI DUNG TRANG
Bảng 1.1 Phân loại polyp đại trực tràng theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2000) ………9
Bảng 1.2 Chương trình giám sát sau nội soi ban đầu ……………………………………….18
Bảng 1.3 Chương trình giám sát sau nội soi lần tiếp theo …………………………………19
Bảng 1.4 Phân loại NICE……………………………………………………………………………..29
Bảng 3.1 Số lượng polyp của bệnh nhân theo độ tuổi………………………………………47
Bảng 3.2 Số lượng polyp bệnh nhân theo nhóm tuổi ……………………………………….47
Bảng 3.3 Số lượng polyp bệnh nhân theo nhóm tuổi ……………………………………….48
Bảng 3.4 Phân bố số lượng polyp nguy cơ cao theo độ tuổi ……………………………..50
Bảng 3.5 Phân bố số lượng polyp nguy cơ cao theo giới tính……………………………51
Bảng 3.6 Phân bố vị trí của polyp đại trực tràng nguy cơ cao……………………………52
Bảng 3.7 Phân bố hình dạng của polyp đại trực tràng nguy cơ cao ……………………53
Bảng 3.8 Dạng mô bệnh học polyp đại trực tràng nguy cơ cao………………………….54
Bảng 3.9 Đặc điểm dạng mô bệnh học theo số lượng polyp ……………………………..55
Bảng 3.10 Đặc điểm dạng mô bệnh học theo vị trí polyp …………………………………56
Bảng 3.11 Đặc điểm dạng mô bệnh học theo kích thước polyp …………………………57
Bảng 3.12 Đặc điểm dạng mô bệnh học theo hình dạng polyp ………………………….58
Bảng 3.13 Đặc điểm mức độ loạn sản theo vị trí polyp…………………………………….61
Bảng 3.14 Đặc điểm mức độ loạn sản theo mô bệnh học………………………………….62
Bảng 4.1 Tỷ lệ nam nữ của một số nghiên cứu ……………………………………………….67
Bảng 4.2 So sánh kích thước polyp của một số tác giả …………………………………….71v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG TRANG
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm độ tuổi của bệnh nhân có polyp đại trực tràng nguy cơ cao 42
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân có polyp đại trực tràng nguy cơ cao
……………………………………………………………………………………………………………43
Biểu đồ 3.3 Phân bố tuổi theo giới tính ………………………………………………………….44
Biểu đồ 3.4 Tuổi trung bình theo giới tính qua các năm nghiên cứu ………………….45
Biểu đồ 3.5 Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng polyp ………………………………..46
Biểu đồ 3.6 Số lượng polyp nguy cơ cao………………………………………………………..49
Biểu đồ 3.7 Kích thước polyp đại trực tràng nguy cơ cao…………………………………53
Biểu đồ 3.8 Mức độ loạn sản ………………………………………………………………………..59
Biểu đồ 3.9 Đặc điểm mức độ loạn sản theo kích thước polyp ………………………….6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Quách Trọng Đức, (2008), “Phân bố của u tuyến đại – trực tràng theo vị trí và kích thước của polyp”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 12 phụ bản của số 1 (chuyên đề Y học tuổi trẻ) tr. 20-25.
2. Quách Trọng Đức, Nguyễn Trường Kì, (2015), “Đặc điểm nội soi và mô bệnh học của ung thư đại – trực tràng: nghiên cứu loạt ca trên 1,033 trường hợp”, Y học TP Hồ Chí Minh tập 19, phụ bản của số 1 chuyên đề Nội khoa tr. 297-301.
3. Tống Văn Lược, (2002), Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi mềm và xét nghiệm mô bệnh học, Luận văn Tiến sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thúy Oanh, (2003), “Nghiên cứu 450 trường hợp cắt polyp qua nội soi đại tràng”, Hội thảo chuyên đề bệnh hậu môn – đại trực tràng, tr. 255-260.
5. Bùi Nhuận Quý, (2012), Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Sào Trung, Phạm Hà Tú Ngân, Nguyễn Yến Phương, Trương Gia Thiện, (2003), “Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh nội soi của polyp đại-trực tràng”, Hội thảo chuyên đề bệnh hậu môn – đại trực tràng, tr. 209-218.
7. Lê Minh Tuấn, (2009), Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy Endoplasma, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội
Nguồn: https://luanvanyhoc.com