PHÂN LẬP VÀ NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ DÂY RỐN

PHÂN LẬP VÀ NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ DÂY RỐN

PHÂN LẬP VÀ NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ DÂY RỐN

Lê ThịBích Phượng*; ĐỗMinh Trung**; Lê Văn Đông**Đỗ Quyết**; Đồng Khắc Hưng**
TÓM TẮT
Mục tiêu:phân lập và nuôi cấy tế bào gốc trung mô từmô dây rốn.  Đối tượng và phương  pháp:mẫu dây rốn (n = 5) thu nhận tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, được xử lý cắt thành những mảnh mô nhỏ kích thước khoảng 2 mm2 và nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt  để phân lập tế bào. Tếbào sau khi phân lập nuôi cấy tăng sinh  được kiểm tra tính gốc thông  qua các chỉtiêu nhưkhảnăng bám dính trên bềmặt dụng cụnuôi cấy, biểu hiện các dấu ấn bề mặt cho dòng tếbào gốc trung mô trong giai đoạn nuôi cấy. Đánh giá tính an toàn của quá trình  phân lập qua kết quảkiểm tra nhiễm sắc thể  đồ, nội  độc tốvà mycoplasma. Kết quả:phân lập  và nuôi cấy được tếbào gốc trung mô từmô dây rốn, tếbào thu nhận được có khảnăng bám  dính vào bềmặt bình nuôi cấy, tếbào có dạng thuôn dài, giống với nguyên bào sợi, biểu hiện  dương  tính  với  các  dấu  ấn  CD44,  CD73,  CD90  (>  95%)  và  âm  tính  với  các  dấu  ấn  CD14,  CD45, HLADR (< 5%). Kết quả  đánh giá tính an toàn của mẫu tếbào MSC phân lập  được,  kết quả âm tính với nội  độc tố và mycoplasma. Kết luận:  đã phân lập và nuôi cấy  được tếbào  gốc trung mô từmô dây rốn, tếbào đạt các tiêu chí của tếbào gốc trung mô từ mô dây rốn và  đảm bảo tính an toàn để ứng dụng trong điều trịlâm sàng.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment