Phân loại nguyên nhân và nhận xét kết quả điều trị ban đầu suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương

Phân loại nguyên nhân và nhận xét kết quả điều trị ban đầu suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương

Suy hô hấp cấp (SHH cấp) là tình trạng cơ quan hô hấp đột ngột không bảo đảm được chức năng trao đổi khí, gây ra thiếu oxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng cacbonic (CO2) máu, biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch. Đây là một hội chứng do nhiều bệnh lí tại cơ quan hô hấp hoặc tại các cơ quan khác gây ra, nếu không can thiệp đúng, kịp thời có thể dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan khác gây tử vong.

SHH cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể tóm tắt thành 3 nhóm nguyên chính là:

Do tổn thương hệ hô hấp, làm rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm thanh khí phế quản, lao, phù phổi, đuối nước…

Do bệnh về tim mạch và bệnh máu làm rối loạn quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể như: bệnh thấp tim hở hẹp van 2 lá, tim bẩm sinh, suy tim, thiếu máu nặng, sốc…

Do bệnh hệ thần kinh làm ức chế và rối loạn trung tâm hô hấp, ảnh hưởng đến các cơ hô hấp như: viêm não, xuất huyết não, chấn thương, ngộ độc, viêm tủy, chấn thương tủy, bại liệt, nhược cơ, …

SHH cấp là tình trạng thường gặp nhất trong cấp cứu và hồi sức cấp cứu nhi khoa, có 30-40% số trẻ đến cấp cứu tại các bệnh viện là do các bệnh đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong do SHH cấp còn cao (chiếm khoảng 40-45% trong nhóm bệnh hô hấp).

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do SHH cấp chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển [46].

Ở Việt Nam, Lương Thị San, Đặng Phương Kiệt (Khoa điều trị tích cực- Bệnh viện Nhi trung ương), nghiên cứu nguyên nhân gây SHH cấp ở trẻ em cho thấy SHH cấp do thương tổn hệ hô hấp chiếm tới 60,2%.

Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương, SHH cấp là một trong những lý do chính để trẻ nhập cấp cứu, chiếm gần 1/3 tổng số các bệnh nhân. Đây là một cấp cứu nhi khoa, cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để nâng cao hiệu quả điều trị, nhân viên y tế cần phải xác định nguyên nhân gây SHH cấp.Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân loại nguyên nhân và nhận xét kết quả điều trị ban đầu suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương” với mục tiêu:

1. Phân loại nguyên nhân suy hô hấp cấp ở trẻ em.

2. Nhận xét kết quả điều trị ban đầu suy hô hấp cấp ở trẻ em.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 0

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ BỘ MÁY HÔ HẤP TRẺ EM…13

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu 13

1.1.2. Đặc điểm sinh lý 14

1.1.3. Quá trình trao đổi khí ở phổi 16

1.1.4. Liên hệ giữa thông khí và tuần hoàn 17

1.2. CƠ CHẾ TỰ BẢO VỆ CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP TRẺ 17

1.2.1. Hàng rào niêm mạc 17

1.2.2. Hệ thống thực bào 18

1.2.3. Khả năng đề kháng 19

1.3. SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ EM 19

1.3.1. Định nghĩa 19

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh SHH cấp 20

1.3.3. Hậu quả của rối loạn trao đổi khí 23

1.3.4. Phân loại SHH cấp 25

1.3.5. Triệu chứng lâm sàng 25

1.3.6. Xét nghiệm 26

1.4. CÁC BƯỚC TIẾP CẬN TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU 27

1.4.1. Đường thở 28

1.4.2. Thở 28

1.4.3. Tuần hoàn 30

1.4.4. Tinh, thần kinh 31

1.4.5. Khám toàn thân 31

1.4.6. Chẩn đoán nguyên nhân 31

1.4.7. Đánh giá lại và điều trị cấp cứu theo nguyên nhân 33

1.5. CẤP CỨU NÂNG CAO 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 35

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: 35

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.2.2. Cỡ mẫu 36

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 36

2.2.4. Đánh giá kết quả điều trị 40

2.3. KỸ THUẬT CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 41

2.4. BỘ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN 42

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 42

2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 43

3.1.1. Phân loại suy SHH cấp theo nhóm tuổi 43

3.1.2. Phân loại SHH cấp theo giới 44

3.1.3. Phân loại suy SHH cấp theo địa dư 44

3.2. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI SHH CẤP 45

3.2.1. Mức độ SHH cấp khi vào khoa cấp cứu theo lứa tuổi 45

3.2.2. Nguyên nhân SHH cấp chung 46

3.2.3. Nguyên nhân SHH cấp do hô hấp 47

3.2.4. Nguyên nhân SHH cấp do tim – phổi 48

3.2.5. Nguyên nhân SHH cấp do thần kinh – cơ 49

3.2.6. Nguyên nhân SHH cấp phối hợp 50

3.3. KẾT QUẢ CẤP CỨU SUY HÔ HẤP CẤP 51

3.3.1. Kết quả chung 51

3.3.2. Mức độ SHH cấp khi chuyển khoa theo lứa tuổi 52

3.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG SHH CẤP 53

3.4.1. Các triệu chứng lâm sàng 53

3.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 55

3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SHH CẤP 57

3.5.1. Kết quả chung sau can thiệp BLS và APLS 57

3.5.2. Kết quả cấp cứu SHH cấp theo nhóm bệnh 58

3.5.3. Kết quả điều trị SHH cấp của nhóm bệnh về hô hấp 59

3.5.4. Kết quả cấp cứu SHH cấp do bệnh tim bẩm sinh – phổi 59

3.5.5. Kết quả cấp cứu SHH cấp bệnh viêm não – màng não mủ 60

Chương 4: BÀN LUẬN 61

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 61

4.1.1. Lứa tuổi 61

4.1.2. Giới mắc bệnh 61

4.1.3. Khu vực mắc bệnh và mức độ suy hô hấp 62

4.2. PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN GÂY SHH CẤP Ở TRẺ EM 62

4.3. Kết quả điều trị ban đầu SHH cấp 66

4.3.1. Kết quả chung 55

4.3.2. Các triệu chứng về hô hấp 56

4.3.3. Các triệu chứng về tuần hoàn 68

4.3.4. Triệu chứng về thần kinh 68

4.3.5. Tình trạng thân nhiệt 69

4.3.6. Tình trạng dinh dưỡng 69

4.3.7. Kết quả thay đổi huyết học sinh-hóa 69

KẾT LUẬN 70

KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment