Phân loại theo tiêu chuẩn FAB bổ sung và bước đầu xây dựng atlas trực tuyến bệnh lơxêmi cấp tại viện huyết học – truyền máu trung ương
Lơ-xê-mi cấp là một nhóm bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích lũy trong tủy xương và ở máu ngoại vi của những tế bào tạo máu chưa trưởng thành, ác tính (non – ác tính). Những tế bào này sẽ dần dần thay thế, ức chế quá trình trưởng thành và phát triển của các dòng tế bào bình thường trong tủy xương [1][6]. Chính vì sự đa dạng về thể bệnh nên việc chẩn đoán phân loại chính xác để áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu là hết sức cần thiết.
Trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp để chẩn đoán và phân loại Lơ-xê-mi cấp như: hình thái học (Morphology), di truyền tế bào (Cytogenetics), dấu ấn miễn dịch (Immunophenotyping), hóa học tế bào (Cytochemistry), FISH (Fluorescence in situ hybridization) và sinh học phân tử (Molecular Biology). Trên thực tế lâm sàng có 2 hệ tiêu chuẩn chính phân loại Lơ-xê-mi cấp đang được áp dụng, đó là FAB (French-American-British) và WHO 2001 (World Health Orgnization). Trong đó hệ tiêu chuẩn WHO 2001 đang dần trở nên phổ cập hơn vì ích lợi cho việc tiên lượng bệnh, đặc biệt ở các nước phát triển [13]. Tuy nhiên, tại nước ta hiện nay, phân loại Lơ- xê-mi cấp the FAB vẫn hết sức cần thiết, đặc biệt khi mà hầu hết labo huyết học trên cả nước chỉ được trang bị kính hiển vi quang học (microscope).
Trang thiết bị nghèo nàn, tài liệu tham khảo thiếu thốn (đặc biệt là các bộ Atlas mẫu) khiến đội ngũ y bác sĩ làm tế bào học đối mặt với rất nhiều khó khăn, dẫn đến công tác chẩn đoán còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn không đồng đều ở các tuyến. Từ khả năng chẩn đoán hạn chế dẫn đến công tác điều trị hết sức dè dặt ở tuyến dưới, bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải cho viện trung ương…
Hiện nay đã có nhiều atlas huyết học ở dạng sách và CD-ROM nhưng đa số đều được trình bày bằng tiếng nước ngoài, giá bán rất cao so với khả năng tài chính của sinh viên Việt Nam, thậm chí cả các bác sĩ chuyên khoa. Số lượng atlas hiện có trong nước rất ít, không thỏa mãn được nhu cầu tra cứu. Trên thế giới cũng có một số trang web hình ảnh tế bào huyết học, tuy nhiên phần lớn được xây dựng trên nền tảng web 1.0, hạn chế khả năng tương tác người sử dụng, cấu trúc cồng kềnh, chưa phù hợp với tốc độ đường truyền internet nước ta hiện tại. Mặt khác người đọc cũng gặp nhiều khó khăn khi xem các atlas này vì khả năng ngoại ngữ còn hạn chế.
Nhóm nghiên cứu băn khoăn trước các vấn đề:
Thứ nhất: Ở nước ta, việc sử dụng phân loại FAB trong chẩn đoán Lơ- xê-mi cấp vẫn rất cần thiết, vậy làm thế nào để hỗ trợ thực hiện tốt và đồng đều ở tất cả các labo tế bào huyết học?
Thứ hai: Bên cạnh việc phân loại theo FAB kinh điển để chẩn đoán, những đặc điểm hình thái học nào có liên quan với biến đổi di truyền tế bào của bệnh nhân, giúp cho định hướng theo dõi tiên lượng bệnh?
Thứ ba: Chẩn đoán hình thái học (Morphology) chính là “ Chẩn đoán hình ảnh vi thể”. Vậy bằng cách nào có thể phổ cập nhanh, chính xác và kinh tế các thông tin chẩn đoán hình thái học; hơn nữa lại có thể tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia tế bào học trong và ngoài nước?
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về Lơ-xê-mi cấp 4
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Lơ-xê-mi cấp 4
1.1.2. Nguyên nhân 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh 6
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng 7
1.1.5. Xét nghiệm và chẩn đoán xác định 8
1.1.6. Phân loại 10
1.1.7. Điều trị 15
1.1.8. Tiên lượng 18
1.2. Phương pháp hình thái học và hóa học tế bào trong chẩn 18
đoán Lơ-xê-mi cấp
1.2.1. Phương pháp hình thái học 18
1.2.2. Phương pháp hóa học tế bào 19
1.2.3. Áp dụng hình thái học và hóa học tế bào trong chẩn đoán 21
phân loại lơ-xê-mi cấp
1.2.4. Hạn chế của phương pháp hình thái học và hóa học tế bào 23
1.3. Bất thường nhiễm sắc thể trong Lơ-xê-mi cấp 25
1.3.1. Các bất thường ở Lơ-xê-mi cấp dòng tủy 25
1.3.2. Các bất thường ở Lơ-xê-mi cấp dòng lympho 26
1.3.3. Bất thường NST và liên quan đến tiên lượng Lơ-xê-mi cấp 27
1.4. Một số khái niệm tin học 29
1.4.1. Khái niệm về atlas 29
1.4.2. T ổng quan về Internet 31
1.4.3. Tổng quan về Web 2.0 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
*Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 36
2.2.1. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu 37
2.2.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 41
2.3. Các kỹ thuật y học sử dụng trong nghiên cứu 42
2.3.1. Lấy mẫu nghiệm 42
2.3.2. Kỹ thuật nhuộm giemsa 43
2.3.3. Kỹ thuật nhuộm hoá học tế bào 43
2.3.4. Kỹ thuật nhuộm hồng cầu lưới 44
2.3.5. Nguyên tắc đọc huyết tủy đồ 44
2.3.6. Kỹ thuật nuôi cấy và phân tích nhiễm sắc thể tủy 45
2.3.7. Thu thập và xử lý số liệu 45
2.4. Các kỹ thuật tin học sử dụng trong nghiên cứu 46
2.4.1. Chụp ảnh tiêu bản 46
2.4.2. Xây dựng trang web 46
2.5. Chuyển đổi một số chỉ tiêu về mặt số lượng trong kết quả 47
huyết tủy đồ phục vụ cho nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu theo phân loại FAB 48
có bổ sung xét nghiệm di truyền tế bào
3.1.1. Phân bố theo tuổi 48
Bảng 3.1. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo tuổi 48
Bảng 3.2. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng tủy theo tuổi 49
Bảng 3.3. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng lympho theo tuổi 50
3.1.2. Phân bố theo giới tính 50
Bảng 3.4. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo giới tính 50
Bảng 3.5. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng tủy theo giới 51
Bảng 3.6. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng lympho theo giới 51
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 52
Bảng 3.7. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo nghề nghiệp 52
3.1.4. Phân bố theo địa dư 52
Bảng 3.8. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo địa dư 52
3.1.5. Đặc điểm về tiên lượng di truyền tế bào 53
Bảng 3.9. Tỷ lệ BN có bất thường NST ở 2 nhóm LXM cấp 53
Bảng 3.10. Đặc điểm biến đổi di truyền ở 62 BN LXM cấp 54
Bảng 3.11. Đặc điểm tiên lượng di truyền tế bào theo phân lớp 55
tuổi chung cho cả 2 nhóm lơ-xê-mi cấp
Bảng 3.12. Đặc điểm tiên lượng di truyền tế bào theo giới 56
Bảng 3.13. Đặc điểm tiên lượng di truyền tế bào của 2 nhóm 56
AML và ALL
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm số lượng tế bào với giá trị tiên 57
lượng của biến đổi nhiễm sắc thể trong lơ-xê-mi cấp
Bảng 3.14. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng bạch 57
cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng tủy với tiên lượng di truyền
Bảng 3.15. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng bạch 58
cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng lympho với tiên lượng di truyền
Bảng 3.16. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng hồng 59
cầu và tiểu cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng tủy với tiên lượng di truyền
Bảng 3.17. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng hồng 60
cầu và tiểu cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng lympho với tiên lượng di truyền
3.3. Trang web lơ-xê-mi cấp 61
3.3.1. Sơ đồ cấu trúc trang web 61
3.3.2. Một vài hình ảnh minh họa 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu theo phân loại FAB 64
có bổ sung xét nghiệm di truyền tế bào
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 64
4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp và địa dư 66
4.1.3. Đặc điểm về tiên lượng di truyền tế bào 67
4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm số lượng tế bào với giá trị tiên 70
lượng của biến đổi nhiễm sắc thể trong lơ-xê-mi cấp
4.3. Quá trình xây dựng trang web hình ảnh lơ-xê-mi cấp 72
4.3.1. Nguồn tư liệu 72
4.3.2. Nguồn nhân lực và vật lực 73
4.3.3. Giải pháp công nghệ 7 4
KÉT LUẬN 75
ĐỀ NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích