Phân loại và mức độ nghe kém trong dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh
Nghiên cứu nhằm mô tả các loại nghe kém thường gặp trong dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh. Kết quả cho thấy tỷ lệ nam/nữ = 2,5. Hẹp ống tai ngoài chiếm 83,3%. Dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh loại A & B chiếm tỷ lệ 56,4%. Ta có kết luận: giảm nghe loại dẫn truyền thường gặp trong loại A & B chiếm tỷ lệ 75,0%. Loại C&D thường gặp loại nghe kém hỗn hợp và tiếp nhận.
Dị dạng ống tai ngoài (OTN) bẩm sinh là ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ, hoặc hoàn toàn không có lỗ ống tai ngoài. Dị dạng OTN ảnh hưởng đễn chúc năng thẩm mỹ và giảm chức năng nghe, đặc biệt ở trẻ nhỏ sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ, do đó trí tuệ cũng chậm phát triển, làm cho trẻ mặc cảm, tự ti ít hoà nhập với xã hội.
Dị dạng bẩm sinh OTN có thể bị một bên hoặc cả hai bên. Dị dạng OTN có thể là đơn thuần, hoặc phối hợp với di dạng vành tai, tai giữa, tai trong, do vậy mức độ giảm sức nghe không những phụ thuộc vào mức độ dị dạng của OTN mà còn phụ thuộc vào dị dạng đơn thuần hay phối hợp. Tỷ lệ dị dạng tai ngoài là 1/10.000 – 20.000 trẻ sơ sinh[2], trong tổng kết 5 năm tại khoa Tai bệnh viên Tai mũi họng Trung ương thì tỷ lệ bệnh lý dị dạng trong các bệnh tai là 1,7% theo tác giả Cao Minh Thành [1]
Phẫu thuật bệnh lý dị dạng OTN luôn là một thách thức với các nhà phẫu thuật, vì có nhiều tai biến và tỷ lệ thành công không cao, đặc biệt là mức độ cải thiện chức năng nghe cho người bệnh. Vậy với mỗi loại dị dạng OTN sẽ tương ứng với một mức độ suy giảm sức nghe, trên cơ sở này chúng ta mới có thể chọn lựa loại dị dạng để phẫu thuật đem lại kết quả thành công cao nhất, vì vậy đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm sức nghe, chụp cắt lớp vi tính dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh.
2. Phân loại nghe kém theo mức độ dị dạng ống tai ngoài.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích