Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thuốc lao hàng một tại Bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh

Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thuốc lao hàng một tại Bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh

Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thuốc lao hàng một tại Bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh.Từ năm 1995 đến nay, công tác chống Lao ở Việt Nam là một trong mười Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS được Chính phủ quan tâm đầu tư. Với số lượng người bệnh lớn, việc giám sát phản ứng có hại (ADR) của thuốc chống Lao luôn cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, hệ thống giám sát ADR trong Chương trình chống lao Quốc gia hiện vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng báo cáo Adr nhận được không phản ánh đúng thực tế lâm sàng đồng thời chất lượng thông tin trong báo cáo không cao [8]. Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của phản ứng có hại đến quá trình điều trị ở người bệnh rất khó khăn. Hiểu biết và kinh nghiệm của cán bộ y tế về phát hiện, giám sát và phòng ngừa phản ứng có hại chưa được quan tâm sâu sắc. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết tăng cường hoạt động Cảnh giác Dược trong Chương trình Chống Lao Quốc gia.

Điều trị lao nói chung và lao phổi nói riêng giai đoạn tấn công cần phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc, ngoài ra còn phải điều trị thêm các loại thuốc khác nếu bệnh nhân có bệnh mắc kèm, do đó tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gây ra hậu quả nếu không được theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời[1]. Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng lao gây gián đoạn thời gian dùng thuốc, không tuân thủ điều trị dẫn tới gia tăng tình trạng lao kháng thuốc và thất bại điều trị. Vì vậy, việc phát hiện, giám sát và xử trí kịp thời các phản ứng có hại của các thuốc kháng lao đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và điều trị thành công của bệnh lao. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết tăng cường hoạt động Cảnh giác Dược trong Chương trình Chống Lao Quốc gia (CTCLQG).
Bệnh viện Lao và phổi Quảng Ninh là bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tuyến tỉnh của tỉnh Quảng Ninh, thực hiện khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc bệnh lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, bệnh viện thu nhận trên 1000 bệnh nhân mắc lao. Những biến cố bất lợi
của thuốc lao gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều trị. Mặt khác, việc sử dụng phác đồ điều trị lao kéo dài (khoảng 6 – 24 tháng), sử dụng nhiều thuốc đồng thời,nhiều bệnh mắc kèm như HIV/AIDS, đái tháo đường… càng làm tăng nguy cơ xuất hiện ADR ở bệnh nhân lao.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các biến cố bất lợi của thuốc lao, đề tài: “Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thuốc lao hàng một tại Bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh” đã được tiến hành với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc lao hàng một tại bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018.
2. Phân tích tần suất và đặc điểm biến cố bất lợi của thuốc lao hàng một thông qua hoạt động giám sát tích cực của Dược sỹ tại bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh

MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 3
1.1. Cảnh giác Dược trong sử dụng thuốc………………………………………………… 3
1.2. Phản ứng có hại của thuốc kháng lao………………………………………………… 6
1.3. Các phương pháp theo dõi độ an toàn của thuốc ………………………………. 12
1.4. Phương pháp đánh giá chất lượng của báo cáo ADR ………………………… 13
1.5. Các phương pháp đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và biến cố
bất lợi……………………………………………………………………………………………… 14
1.6. Giới thiệu về Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh, khoa lao phổi – lao
kháng thuốc và hoạt động báo cáo ADR tại Bệnh viện ……………………………. 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 19
2.2. Địa điểm – thời gian nghiên cứu…………………………………………………….. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 20
2.4. Xử lý dữ liệu………………………………………………………………………………… 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 27
3.1. Kết quả khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc lao hàng
một tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh …………………………………………… 27
3.1.1. Thông tin chung về số lượng báo cáo ADR của thuốc chống lao thu
nhận được tại bệnh viện lao và Phổi Quảng Ninh …………………………………… 27
3.1.2. Thông tin về đặc điểm bệnh nhân ………………………………………………… 28
3.1.3. Thông tin về ADR của thuốc chống lao………………………………………… 30
3.1.4. Thông tin về thuốc nghi ngờ trong báo cáo ADR của thuốc kháng lao 31
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu chia sẻ tại CANHGIACDUOC.ORG.VN và facebook CANHGIACDUOC3.1.5. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của ADR……………………………………… 31
3.1.6. Đánh giá chất lượng báo cáo ADR tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng
Ninh giai đoạn 2016 – 2018…………………………………………………………………. 32
3.2. Biến cố bất lợi ghi nhận được thông qua hoạt động giám sát tích cực của
Dược sĩ sử dụng mẫu thu thập dữ liệu tại Khoa Lao phổi – Lao kháng thuốc
của bệnh viện trong khoảng thời gian từ 15/6/2019 đến hết ngày 15/7/2019 33
3.2.1. Tỷ lệ số bệnh nhân gặp biến cố trên tổng số bệnh nhân điều trị tại Khoa
Lao phổi – Lao kháng thuốc …………………………………………………………………. 33
3.2.2. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ………………………………….. 33
3.2.3. Thông tin về biến cố bất lợi ………………………………………………………… 35
3.2.4. Cách xử trí khi gặp ADR ……………………………………………………………. 39
3.2.5. Kết quả sau khi xử trí…………………………………………………………………. 39
3.2.6. Các thuốc nghi ngờ liên quan và cặp thuốc – ADR………………………… 40
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 43
4.1. Thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc lao hàng một tại Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 ……………………………. 44
4.2. Tần suất và đặc điểm của các biến cố bất lợi của thuốc lao hàng một
thông qua hoạt động giám sát tích cực của Dược sĩ tại khoa Lao phổi – lao
kháng thuốc …………………………………………………………………46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………………………………. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment