Phân tích các nguyên nhân khó thở thanh quản cấp thường gặp tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Phân tích các nguyên nhân khó thở thanh quản cấp thường gặp tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Tìm hiểu các nguyên nhân khó thở thanh quản (KTTQ) cấp thường gặp tại khoa Cấp cứu Bệnh  viện Tai Mũi Họng Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành trên 285 bệnh nhân (n = 285) có hội chứng khó thở thanh quản cấp do các nguyên nhân gây ra vào điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từtháng 1/2004 đến 12/2007 được chia làm 2 nhóm: hồi cứu (228 bệnh nhân) và tiến cứu (57 bệnh nhân). Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứ u hồi cứu thống kê mô tả lâm sàng có can thiệp.  Kết quả:  nguyên nhân do dị vật đường thở (45,3%) gặp nhiều nhất,  nguyên  nhân  do  khối  u  (30,5%),  nguyên  nhân  do  chấn  thương  (10,9%),  nguyên  nhân  do  viêm nhiễm  (10,9  %),  nguyên  nhân  do  liệt  cơ  mở  thanh  quản  (2,4%).  Kết  luận: khó  thở  thanh  quản  do  5 nhóm nguyên nhân. Khó thở thanh quản cấp làmột cấp cứu trong tai mũi họng, cần nhanh chóng khai  thông đường thở và hỗ trợ hô hấp để cứu sống bệnh nhân.

Khó thở thanh quản (KTTQ) là một hội chứng  rất hay gặp trong  thực tế  lâm sàng, là một  cấp
cứu xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già, ở nhiều chuyên khoa mà đặc biệt là chuyên khoa Tai Mũi Họng (TMH) [1, 2]. Ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTTQ của các tác giả như: Trần Hữu Tước, Võ Tấn, Lương Sỹ Cần, Lê Văn Lợi, Ngô Ngọc Liễn, Phạm Khánh Hòa, Backen, Nauman  [1,  2,  3,  4,  5].  Do  cấu  trúc  giải  phẫu thanh quản là đoạn hẹp nhất của đường hô hấp trên, mà đặc biệt là ở trẻ em, các tổ chức xung quanh thanh quản dễ phù nề, khi khẩu kính củathanh  quản  bị  thu  hẹp  do  nhiều  nguyên  nhân khác nhau như: viêm nhiễm, dị vật, chấn thương, khối u… ở một mức độ tạm thời hay vĩnh viễn rất dễ dẫn đến khó thở thanh quản cấp mà hậu quả là gây ra tử vong cho người bệnh [2]. Đứng trước một  khó  thở  thanh  quản  người  thầy  thuốc  cầnphải nhanh chóng xác định mức độ khó thở, sơbộ chẩn đoán nguyên nhân để xử trí kịp thờivà hữu hiệu [3] Trên thực tế các nguyên nhân khó thở thanh quản rất đa dạng và phức tạp, tùyhình thái  lâm  sàng  mức  độ  khó  thở,  phương  tiện  kỹ thuật  và  kỹ  năng  chuyên  môn  của  người  thầythuốc tác động trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứuđề tài này với mục tiêu: Phân  tích  các  nguyên  nhân  khó  thở  thanh quản cấp thường gặp tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment