Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường tại Quận 7- TPHCM
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường tại Quận 7 TPHCM.Sức khoẻ là vốn quý nhất của con ngƣời, có đầy đủ sức khoẻ, con ngƣời mới có niềm vui và hạnh phúc thật sự, đặt biệt là ở xã hội văn minh thì vấn đề sức khoẻ càng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đạt đƣợc sức khoẻ tốt là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trƣờng học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho mọi ngƣời, đặc biệt học sinh tại các trƣờng học là mối quan tâm lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội. Học sinh nƣớc ta chiếm trên ¼ dân số, thuộc lứa tuổi trẻ tƣơng lai của đất nƣớc. Vì thế sức khoẻ của học sinh hôm nay chính là sức khoẻ của dân tộc mai sau.
Trƣờng học là ngôi nhà chung của học sinh. Hằng ngày các em học tập, rèn luyện vui chơi, giải trí ở đó. Do vậy, môi trƣờng học tập hết sức quan trọng, nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và học tập, cũng nhƣ có thể góp phần nâng cao hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ học sinh. Sức khỏe của trẻ em có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự bền vững của đất nƣớc và sự tồn vong của dân tộc. Nếu trẻ em ngày hôm nay có sức khỏe không tốt, gầy gò, ốm yếu, bệnh tật… thì đó sẽ là một dấu hiệu không tốt đẹp và ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực mai sau cho Quốc gia và dân tộc. Học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng ngày hôm nay sẽ là những ông bố, bà mẹ trong tƣơng lai. Những gì các em có đƣợc trong tƣơng lai về sức khỏe, tri thức, tình cảm, đạo đức đều khởi hành từ ngày hôm nay.
Trong nhiều năm qua, vấn đề sức khoẻ học sinh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác y tế trong các trƣờng học vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lƣới cán bộ y tế nhà trƣờng còn thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo chất lƣợng, điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh chƣa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động. Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến tình trạng sức khoẻ học sinh có phần giảm sút, gia tăng một số bệnh, tật học đƣờng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan làm cho học sinh phải dồn hết sức lực và2 thời gian vào học tập, mất dần đi quyền đƣợc vui chơi, giải trí. Chính những điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khoẻ của học sinh. Vấn đề y tế học đƣờng tại các trƣờng học và gia đình là những yếu tố có tác động rất to lớn và trực tiếp đến tình hình sức khỏe học sinh, đặc biệt là các bệnh nhƣ cận thị và cong vẹo cột sống là hai bệnh chính trong trƣờng học, chúng có mối liên quan chặt chẽ với quá trình học tập của học sinh. Áp lực học tập đối với trẻ em ngày càng lớn, cơ sở vật chất các trƣờng học chƣa đảm bảo về chất lƣợng và tiêu chuẩn, thiếu thốn (nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa), thời gian học tập, nghỉ ngơi không hợp lý,… gây ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe, làm giảm khả năng học tập của trẻ và là nguyên nhân ngày càng gia tăng các bệnh học đƣờng, nhất là cận thị và cong vẹo cột sống. (Nguồn: Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng, 1998)
Vẹo cột sống thƣờng xuất hiện ở tuổi học đƣờng và phát triển rất nhanh ở lứa tuổi10-16 trong giai đoạn cột sống phát triển nhanh. Vẹo cột sống nếu không đƣợc phát hiện và chữa trị ở tuổi đang phát triển có thể dẫn đến bị dị dạng trầm trọng, ảnh hƣởng xấu đến thể hình và có thể làm giảm tuổi thọ. Ngoài nguyên nhân do bệnh tật, tai nạn, còi xƣơng, suy dinh dƣỡng…chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nguyên nhân chủ yếu của cong vẹo cột sống học sinh là do mắc phải trong quá trình học tập, sinh hoạt nhƣ bàn ghế thiếu, kích thƣớc không phù hợp, sắp xếp không đúng quy cách, lao động nặng quá sớm, tƣ thế bị gò bó nhƣ gánh vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ; đeo cặp sách quá nặng, không đều 2 bên…; tƣ thế sai, nghiêng vẹo trong quá trình học tập, sinh hoạt, rèn luyện, lao động…Thực trạng cong vẹo cột sống cũng đang có xu hƣớng gia tăng trong học sinh. Nguyên nhân do độ cong cột sống của trẻ nhỏ hơn của ngƣời lớn. Độ mềm dẻo, linh hoạt cột sống lớn hơn. Vì vậy, khi trẻ học tập, sinh hoạt, nếu tƣ thế không đúng, cột sống dễ mắc các tật khó chữa nhƣ: Cong lƣng (đoạn cột sống ngực quá cong lồi); vẹo lƣng (đoạn cột sống ngực cong sang hai bên) và ƣỡn lƣng (đoạn cột sống thắt lƣng ƣỡn ra trƣớc).
Cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, ảnh hƣởng đến hoạt động của tim, phổi, cũng có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển của khung chậu… Nếu mắc bệnh nặng mà3 không đƣợc điều trị có thể dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng viêm nhiễm, rối loạnchức năng tuần hoàn, hô hấp. (Nguồn : Trần Thị Mùi, 2006. )
Tỷ lệ học sinh Việt Nam bị mắc bệnh cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 đến 25%. Nguyên nhân là kích thƣớc bàn ghế không phù hợp với chiều cao học sinh, tƣ thế ngồi, mang vác nặng. Tỷ lệ chung trong độ tuổi học sinh ở Hà Nội bị cong vẹo cột sống năm 2004-2005 là 18,9%, đến nay đã tăng lên trên 20%. Đáng lƣu ý, học sinh càng lớp trên càng bị cong vẹo cột sống nhiều hơn, cụ thể khối 1 là 17%, khối 5 là 17,6%, khối 9
là 22,2%. Hiện nay, học sinh tiểu học phải mang quá nhiều sách. Trong khi quy định với 40 kg trọng lƣợng cơ thể, thì chỉ nên mang tƣơng đƣơng 1/10, thì nhiều học sinh tiểu học nặng 25kg phải đeo cặp tới 4kg. Ngoài ra, trẻ thƣờng thích xem tivi, chơi máy tính… sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp, thể dục, thể thao, gây quá tải cho hệ cơ xƣơng kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống. (Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007 ; Chính phủ, 2009 )
Theo báo cáo thống kê hoạt động y tế học đƣờng năm học 2013-2014 tại Quận 7 cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống chung ở tuổi học đƣờng trong toàn Quận là 5158/33151= 15.56%, cụ thể: tỉ lệ trẻ mắc tậc cong vẹo cột sống ở bậc tiểu học là 2440/18111=13.47% ( trong 18 trƣờng), bậc THCS là 2204/10436=21.3% ( trong 9 trƣờng), bậc THPT là 514/4604=11.2% ( trong 3 trƣờng), theo tài liệu lƣu trữ thì con sốnày đang có xu hƣớng gia tăng theo từng năm học. (Nguồn: Ban chỉ đạo Y tế trƣờng họcTTYTDP-UBNDQ7, Số 111/BC-YTDP, 2011-2014)
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Những yếu tố nào tác động đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng? Vai trò của giáo viên, nhân viên y tế trƣờng học, bậc phụ huynh có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới tình trạng bệnh? Vấn đề tài chính từ các hộ gia đình có ảnh hƣởng gì đến bệnh tật trẻ nhỏ? Để có đƣợc cơ sở trả lời cho những câu hỏi trên nên tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: ―Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng tại Quận 7- TPHCM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng2 thời gian vào học tập, mất dần đi quyền đƣợc vui chơi, giải trí.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………… 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu: …………………………………………………………………….. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát. ………………………………………………………………… 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: …………………………………………………………………….. 4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………. 4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 4
1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu …………………………………………………… 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU……………………………. 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu…………………………………………… 7
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Quận 7…………………………………………………… 7
2.1.2. Khái niệm về bệnh cong vẹo cột sống: …………………………………….10
2.1.3. Phân loại bệnh cong vẹo cột sống………………………………………….. ..12
2.1.4. Dấu hiệu bệnh cong vẹo cột sống: …………………………………………. 12
2.1.5. Tác hại của bệnh cong vẹo cột sống: ………………………………………..13
2.1.6. Biện pháp phòng chống bệnh cong vẹo cột sống………………………..14
2.1.7. Ảnh hƣởng của các yếu tố nhân chủng học, hành vi đến tỉ lệ
mắc bệnh cong vẹo cột sống …………………………………………………………….16
2.2. Lƣợc sử các nghiên cứu có liên quan…………………………………………….22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới……………………………………………222.2.2. Nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống tại Việt Nam ………………………..24
2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu………………………………………………..26
2.3.1. Tìm hiểu về hành vi sức khoẻ ……………………………………………………..26
2.3.2..Mô hình niềm tin sức khoẻ-HBM ……………………………………………….30
2.3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ……………………………………………………….32
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….33
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………..33
3.2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………..35
3..3. Cách tính cỡ mẫu ……………………………………………………………………..39
3.4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu…………………………………………40
3.4.1. Phƣơng pháp khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống………………42
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn……………………………45
3.4.3. Phƣơng pháp điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp ……………………….46
3.4.4. Phƣơng pháp quan sát trực tiếp………………………………………………46
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu. ……………………………………………………46
3.5. Đánh giá về dị tật cong vẹo cột sống ……………………………………………47
3.5.1. Khám, phát hiện các kiểu cong vẹo cột sống…………………………….47
3.5.2. So sánh các chỉ tiêu về cong vẹo cột sống ……………………………….47
3.5.3. Dị tật cong vẹo cột sống và một số yếu tố liên quan………………….47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- THẢO LUẬN ………………………………………48
4.1. Tỉ lệ cong vẹo cột sống………………………………………………………………48
4.2. Mối quan hệ giữa tật cong vẹo cột sống và một số yếu tố
gây ảnh hƣởng………………………………………………………………………………….50
4.2.1. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và tƣ thế ngồi viết……………50
4.2.2. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc mang xách nặng …..51
4.2.3. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các loại cặp học sinh……52
4.2.4. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các kiểu chữ viết …………534.2.5. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc luyện tập
thể dục thể thao ……………………………………………………………………………..54
4.2.6. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và tƣ thế đọc sách ở nhà ….55
4.2.7. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các thói quen sai …………56
4.2.8. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và giới tính……………………..57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………58
5.1. Kết luận: ………………………………………………………………………………..58
5.2. Kiến nghị:………………………………………………………………………………59
5.3. Hạn chế của đề tài …………………………………………………………………..60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC