Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012

Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012

Luận văn thạc sĩ y học Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012.Xuất hiện đầu những năm 1980, HIV/AIDS đã nhanh chóng thành dịch và lan rộng ra toàn cầu. Lây nhiễm HIV/AIDS không còn là một vấn đề y tế mà là một vấn đề xã hội nghiêm trọng của nhân loại. HIV/AIDS không chỉ là căn bệnh thế kỷ mà nó còn là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng và tương lai nòi giống của con người. Nó tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia [1].

Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 và thực sự bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, dịch lan rộng ra tất các tỉnh/thành trong cả nước với số lượng người nhiễm HIV không ngừng gia tăng qua các năm [2],[3].
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch [4],[5],[1]. Vì vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn.
Số lượng người nhiễm gia tăng làm nhu cầu về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ngày càng lớn, đặc biệt tại cộng đồng. Giải quyết vấn đề này được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Với quan điểm kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị toàn diện HIV/AIDS, trong đó dự phòng là chủ đạo được thể hiện rõ trong bản chiến lược[1]. Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả là tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện, hoạt động này đã góp một phần quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam [6].
Được triển khai thí điểm từ năm 2002, đến nay, mô hình phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã được phát triển và đi vào hoạt động ở tất cả các tỉnh/ thành trong cả nước [3]. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hoạt động của các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện này về điều kiện, mức độ cung ứng dịch vụ, mức độ sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đề cấp tới chi phí của hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Trong điều kiện nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung và hoạt động của các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện nói riêng đến từ hỗ trợ quốc tế (chiếm 70-80%) và khi nguồn tài trợ quốc tế này bị cắt giảm do Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình [1], thì việc tính toán và phân tích chi phí hoạt động của các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện là rất cần thiết, giúp xây dựng phương án tài chính cho duy trì hoạt động.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012” với các mục tiêu sau:
1. Ước tính tổng chi phí và chi phí trung bình dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS của các phòng VCT tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012.
2. So sánh tổng chi phí và chi phí trung bình giữa các loại hình phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện trong mẫu nghiên cứu.

MỤC LỤC Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm 2012

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………..3
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.2. Công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam 5
1.3. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS 7
1.3.1. Các khái niệm và nội dung của tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS 7
1.3.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.4. Các khái niệm chung về chi phí và phân tích chi phí 11
1.4.1. Các khái niệm chung về chi phí 11
1.4.2. Các phương pháp tính toán chi phí 14
1.5. Tổng quan một số nghiên cứu phân tích chi phí dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 23
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 25
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán chi phí 26
2.3. Khống chế sai số 27
2.4. Đạo đức nghiên cứu 27
2.5. Một số hạn chế của kết quả nghiên cứu 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 29
3.2. Chi phí của các phòng VCT năm 2012 33
3.2.1. Tổng chi phí và chi phí năm 2012 của các phòng VCT 33
3.2.2. Chi phí đầu tư 34
3.2.3. Chi phí nhân sự 35
3.2.4. Chi phí thường xuyên khác 36
3.2.5. Cơ cấu chi phí năm 2012 của các phòng VCT 37
3.3. Chi phí trung bình năm 2012 của các phòng VCT 38
3.3.1. Chi phí cho một khách hàng năm 2012 38
3.3.2. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính năm 2012 39
3.4. So sánh chi phí giữa các loại hình phòng VCT tại Quảng Ninh năm 2012 40
3.4.1. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và phòng VCT gắn với cơ sở y tế 40
3.4.2. Chi phí giữa loại hình phòng VCT tại đồng bằng so với phòng VCT đặt tại huyện hải đảo 41
3.4.3. Chi phí giữa loại hình phòng VCT ở nông thôn và loại hình thành phố, thị xã 42
Chương 4. BÀN LUẬN 43
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 43
4.2. Chi phí của các phòng VCT năm 2012 45
4.2.1. Tổng chi phí và chi phí hàng năm của 1 phòng VCT năm 2012 45
4.2.2. Chi phí cho một khách hàng của các phòng VCT tại Quảng Ninh năm 2012 49
4.2.3. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính của các phòng VCT tại Quảng Ninh năm 2012 51
4.3. Chi phí giữa các loại hình phòng VCT tại Quảng Ninh năm 2012 53
4.3.1. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và VCT tích hợp vào các cơ sở y tế 53
4.3.2. Chi phí giữa loại hình phòng VCT ở vùng thành thị, đồng bằng và loại hình phòngVCT ở nông thôn, hải đảo 54
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
CDC Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
CSYT Cơ sở y tế
DDM Ngân hàng dữ liệu thuộc dự án UNAIDS/HPI Việt Nam
FHI Tổ chức sức khỏe gia đình thế giới
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
LG Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
NCMT Nghiện chích ma túy
PEPFAR Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ
PNMD Phụ nữ mại dâm
QTC Quỹ Toàn cầu
TTYT Trung tâm y tế
UNAIDS Cơ quan thường trú của Liên hiệp quốc về phòng chống AIDS
USD Đô la Mỹ
VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của các phòng VCT 24
Bảng 3.1. Phân bố các phòng VCT và đặc điểm các địa bàn hành chính 29
Bảng 3.2. Số lượng NCMT và PNMD trên các địa bàn hành chính 31
Bảng 3.3. Đặc điểm hoạt động của các phòng VCT 32
Bảng 3.4. Chi phí trung bình của 1 phòng VCT năm 2012 33
Bảng 3.5. Chi phí cho 1 khách hàng năm 2012 của các phòng VCT 38
Bảng 3.6. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính 39
Bảng 3.7. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và phòng VCT gắn với cơ sở y tế 40
Bảng 3.8. Chi phí trung bình giữa các phòng VCT đặt tại đồng bằng và các phòng VCT đặt tại vùng hải đảo 41
Bảng 3.9. Chi phí trung bình giữa các phòng VCT đặt tại thành thị và các phòng VCT đặt tại vùng nông thôn 42

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số lượng người nhiễm HIV, mắc AIDS và tử vong do HIV/AIDS qua các năm ở Việt Nam 4
Sơ đồ 1.2. Mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện 10
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tính chi phí của người cung cấp dịch vụ từ trên xuống 15
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chi phí theo nơi chi trả 33
Biểu đồ 3.2. Chi phí đầu tư của các phòng VCT 34
Biểu đồ 3.3. Chi phí nhân sự của các phòng VCT 35
Biểu đồ 3.4. Chi phí thường xuyên khác của các phòng VCT 36
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu chi phí năm 2012 của các phòng VCT 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2012), Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế(2013). HIV/AIDS tại Việt Nam, Ước tính và dự báo 2011-2015. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, Bộ Y Tế (2012), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012 và trọng tâm kế hoạch năm 2013
4. Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2012), “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.
5. Ủy ban thường vụ Quốc Hội, nước CHXHCN Việt Nam,(1995). Pháp lệnh phòng chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
6. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam – Bộ Y Tế (2011), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2011, Hà Nội.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2006, “Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”, Luật số: 64/2006 – QH11.
8. Trường Đại học Y khoa Hà Nội,2003, Những thông tin cơ bản và cập nhật về HIV/AIDS, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Hà Nội, tr 34-52, 58-86.
9. Trường Đại học Y khoa Hà Nội ,1995, Nhiễm HIV/AIDS: y học cơ sở, lâm sàng và phòng chống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 32-178.
10. UNAIDS REPORT ON THE GLOBAL AIDS EPIDEMIC 2012.
11. Joint United Nations Programme on HIV/AIDS (2000). The Impact of Voluntary Counseling and Testing: A Global Review of the Benefits and Challenges. Geneva: UNAIDS.
12. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, Bộ Y Tế (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội.
13. UNAIDS (2005), Tuyên bố về tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
14. Bộ Y Tế, Đào tạo tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, Nhà xuất bản Y học, 2006.
15. Bộ Y Tế (2007), Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc Ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện quy định về nội dung, tổ chức hoạt động và tiêu chuẩn của cơ sở TVXNTN.
16. CDC (2000), “National HIV Testing Day at CDC – Funded Site”, MMWR, 49, pp.
17. Bộ Y tế (2012), Giới thiệu Kinh tế Y tế. NXB Y học.
18. Trường đại học Y Hà Nội (2007), Tài liệu giảng dạy Kinh tế y tế cho đối tượng cao học, Đại học Y Hà Nội.
19. Trường Đại học Y tế công cộng, Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Judith J Baker (1998), Activity-Based Costing and Activity-Based Management for Health Care, Jones & Bartlett Learning.
21. Newbrander W, B.H., Kutzin J (1992), Hospital Economics and Financing in Developing Countries. WHO Document WHO/SHS/NHP /92.2, Geneva:, (World Health Organization): p. 92.2.
22. Newbrander W, L.E. (1999), Hospital Costing Model Manual – Health Reform and Financing Program & APHIA Financing and Sustainability Project, in Management Sciences for Health. Contract No. 623-0264-C-00-7005-00.
23. Bộ môn Kinh tế y tế (2008), Quy trình phân tích chi phí, Tài liệu giảng dạy cho bác sỹ Y học dự phòng.
24. Sweat M, Gregorich S, Sangiwa G, et al. (2000), Cost-effectiveness of voluntary HIV-1 counselling and testing in reducing sexual transmission of HIV-1 in Kenya and Tanzania. Lancet, 356:113–21.
25. Forsythe S, Arthur G, Ngatia G, et al (2002). Assessing the cost and willingness to pay for voluntary HIV counselling and testing in Kenya.Health Policy Plan. 2002 Jun;17(2):187-95. .
26. Dandona L, Sisodia P, Ramesh YK, et al. (2005), Cost and efficiency of HIV voluntary counselling and testing centres in Andhra Pradesh, India. Natl Med J India,18:26–31.
27. McConnel CE, Stanley N, du Plessis JA, et al. (2005) The cost of a rapid-test VCT clinic in South Africa. S Afr Med J, 95:968–71.
28. Menzies N, Abang B, Wanyenze R, et al. (2009), The costs and effectiveness of four HIV counseling and testing strategies in Uganda. AIDS, 23: 395–401.
29. Siregar AY, Komarudin D, Wisaksana R, et al, (2010). Costs and outcomes of VCT delivery models in the context of scaling up services in Indonesia.Trop Med Int Health. 2011 Feb;16(2):193-9. .
30. Obure CD, Vassall A, Michaels C, et al (2012). Optimising the cost and delivery of HIV counselling and testing services in Kenya and Swaziland.Sex Transm Infect. 2012 Nov;88(7):498-503. .
31. Thielman NM, Chu HY, Ostermann J, et al, (2006). Cost-effectiveness of free HIV voluntary counseling and testing through a community-based AIDS service organization in Northern Tanzania. Am J Public Health. 2006 Jan;96(1):114-9. Epub 2005 Nov 29.
32. Dandona L, Kumar SP, Ramesh Y, et al (2008). Changing cost of HIV interventions in the context of scaling-up in India.AIDS. 2008 Jul;22 Suppl 1:S43-9.
33. Minh, H.V.,Bach,T.X, Mai,N.Y, et al. (2010), Costing of clinical services in rural district hospitals in northern Vietnam. Int J Health Plann Manage, 25(1): p. 63-73.
34. Trung tâm phòng chống AIDS tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012.
35. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế (2013), Kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2012.
36. Hausler HP, Sinanovic E, Kumaranayake L, et al (2006). Costs of measures to control tuberculosis/HIV in public primary care facilities in Cape Town, South Africa. Bull World Health Organ. 2006 Jul;84(7):528-36.
37. Mulogo EM, Batwala V, Nuwaha F, et al (2013), Cost effectiveness of facility and home based HIV voluntary counseling and testing strategies in rural Uganda. Afr Health Sci. 2013 Jun;13(2):423-9. .
38. McConnel CE, Stanley N, du Plessis JA, et al (2005). The cost of a rapid-test VCT clinic in South Africa.S Afr Med J. 2005 Dec;95(12):968-71.
39. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 38/2006/QĐ-BYT Về việc ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương”.
40. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế (2010), Kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2009.
41. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế (2007), Kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2006
42. Luu MN. Comparison of Facility-Based and Free-Standing VCT Services in Vietnam. Hanoi, Vietnam: Vietnam Ministry of Health, 2002.
43. Tromp N, Siregar A, Leuwol B, at la (2013). Cost-effectiveness of scaling up voluntary counselling and testing in West-Java, Indonesia. Acta Med Indones. 2013 Jan;45(1):17-25.
44. Bộ Y tế (2012), “Đề án đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”, tr. 36.
45. UNAIDS Vietnam (2012), “Báo cáo đánh giá chi tiêu AIDS quốc gia năm 2008-2010”.

 

Leave a Comment