Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012

Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012

Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012.Theo Tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu người chết do các bệnh tim mạch. Tại các nước phát triển gần 50% các trường hợp tử vong là do bệnh tim mạch. Ở Mỹ năm 2001 có 17,4% dân số mắc bệnh tăng huyết áp và chi phí y tế gia tăng ước tính 55 tỷ USD [26]. Trong số các bệnh tim mạch bệnh tăng huyết áp là mối đe dọa ngày càng lớn đối với sức khỏe người dân ở tất cả các nước. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng đứng thứ 2 trong các yếu tố nguy cơ tăng gáng nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam [8].

Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ở Miền Bắc theo kết quả điều tra của Viện Tim mạch năm 2002 là 24,7%[11],[12]. Đồng thời bệnh tăng huyết áp đang đứng trong nhóm 20 bệnh có tần suất khám chữa bệnh và điều trị nội trú cao nhất mà cơ quan BHXH thường xuyên chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh BHYT [8]. Xét về góc độ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì ở Việt Nam ngoài nguyên nhân gây tử vong cao, bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những căn bệnh có chi phí lớn nhất mà quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả [8].
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, năm 2012 toàn tỉnh có trên 1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 95% dân số; số người khám chữa bệnh BHYT trong năm gần 800 nghìn lượt với tổng mức chi trả trên 220 tỷ đồng. Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo theo quy định, phạm vi dịch vụ ngày càng mở rộng theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y tế; Công tác tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT được cải thiện đáng kể về quy trình, thủ tục trong khám chữa bệnh. Sơn La đã triển khai thí điểm 3/21 cơ sở thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phương thức định suất.2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La là cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất trong tỉnh, hàng năm kinh phí BHYT chi trả cho bệnh viện chiếm khoảng 50% tổng nguồn thu của bệnh viện, hiện nay Bệnh viện đang thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ phương thức này còn gặp nhiều rắc rối trong thanh toán viện phí cho cả người bệnh, bệnh viện và quỹ BHYT đồng thời cũng bộc lộ nhiều bất cập như lạm dụng các dịch vụ, kéo dài ngày điều trị, chỉ định không hợp lý… Để có cơ sở thực hiện chủ trương áp dụng phương thức thanh toán trọn gói theo trường hợp bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012” với mục tiêu:
1. Xác định chi phí điều trị trung bình cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012
trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………1
Chương 1.TỔNG QUAN ………………………………………………………………………..3
1.1. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp:………………………………………………………3
1.1.1. Tình bệnh tăng huyết áp trên thế giới:………………………………………..3
1.1.2.Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam:………………………………………….3
1.2. Bệnh tăng huyết áp:………………………………………………………………………4
1.2.1.Định nghĩa:…………………………………………………………………………….4
1.2.2.Phân loại bệnh tăng huyết áp: ……………………………………………………4
1.2.3.Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: ………………………………………………..6
1.2.4. Biến chứng của tăng huyết áp …………………………………………………..9
1.2.5. Điều trị: ……………………………………………………………………………… 10
1.3. Chi phí……………………………………………………………………………………… 15
1.3.1.Khái niệm chi phí …………………………………………………………………. 15
1.3.2. Phân loại chi phí ………………………………………………………………….. 15
1.3.3. Phân tích chi phí ………………………………………………………………….. 17
1.4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La…………………………………………………….. 21
1.4.1. Đặc điểm tình hình: ……………………………………………………………… 21
1.4.2. Mô hình tổ chức:………………………………………………………………….. 21
1.4.3. Nhân lực: ……………………………………………………………………………. 23
1.4.4. Mô hình bệnh tật:…………………………………………………………………. 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………. 24
2.1.Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………………………. 24
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………….. 24
2.2.1. Thời gian ……………………………………………………………………………. 24
2.1.2. Địa điểm: ……………………………………………………………………………. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 24
2.5. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………… 26
2.6. Trình bày kết quả nghiên cứu ………………………………………………………. 26
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 27
3.1. Thông tin chung về bệnh nhân……………………………………………………… 273.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân …………………………………….. 27
3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị…………………………………….. 28
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm…………………………………………. 28
3.2. Phân tích chi phí điều trị trực tiếp…………………………………………………. 29
3.2.1. Chi phí điều trị trực tiếp trung bình trong một đợt điều trị ………….. 29
3.2.2. Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp………………………………………………. 30
3.2.3. Cơ cấu chi phí thuốc điều trị ………………………………………………….. 31
3.2.4. Cơ cấu chi phí cận lâm sàng…………………………………………………… 34
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp ………… 36
3.3.1. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và nhóm tuổi mắc
bệnh……………………………………………………………………………………………. 36
3.3.2. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và thời gian điều trị….. 36
3.3.3. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng
huyết áp có các bệnh mắc kèm ………………………………………………………. 37
Chương 4.BÀN LUẬN ………………………………………………………………………… 42
4.1. Thông tin chung về bệnh nhân……………………………………………………… 42
4.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi của bệnh nhân ……………………………………… 42
4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị…………………………………….. 42
4.1.3.Tỷ lệ mắc có bệnh mắc kèm của bệnh nhân ………………………………. 42
4.2. Chi phí điều trị trực tiếp………………………………………………………………. 43
4.2.1.Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một bệnh nhân: ……………… 43
4.2.2. Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp:……………………………………………… 43
4.2.3.Cơ cấu chi phí thuốc: …………………………………………………………….. 43
4.2.3. Cơ cấu chi phí cận lâm sàng: …………………………………………………. 45
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp…………………………………….. 46
4.3.1. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và nhóm tuổi mắc
bệnh……………………………………………………………………………………………. 46
4.3.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp cho điều trị và thời gian điều
trị của bệnh nhân: …………………………………………………………………………. 46
4.3.3.Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng
huyết áp và bệnh mắc kèm……………………………………………………………… 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ………………………………………………………………….. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………..

Leave a Comment