PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BẰNG MÔ HÌNH CỦA BUDESONIDE/FORMOTEROL KHI CẦN Ở NGƯỜI BỆNH HEN NHẸ TẠI VIỆT NAM

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BẰNG MÔ HÌNH CỦA BUDESONIDE/FORMOTEROL KHI CẦN Ở NGƯỜI BỆNH HEN NHẸ TẠI VIỆT NAM

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BẰNG MÔ HÌNH CỦA BUDESONIDE/FORMOTEROL KHI CẦN Ở NGƯỜI BỆNH HEN NHẸ TẠI VIỆT NAM
Phạm Huy Tuấn Kiệt1, Lê Đặng Tú Nguyên2, Heleen van Haalen3, Trương Văn Đạt2, Lê Hồng Phương4, Nguyễn Thị Hải Yến2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Công ty AstraZeneca Thụy Điển
4 Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích chi phí-hiệu quả của Budesonide/Formoterol khi cần so với Corticosteroid dạng hít (ICS) liều thấp hàng ngày phối hợp với thuốc đồng vận beta giao cảm tác dụng ngắn (SABA) khi cần ở người bệnh hen phế quản (HPQ) nhẹ tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hóa sử dụng mô hình Markov gồm ba trạng thái chính: không có đợt cấp HPQ, đợt cấp HPQ nặng, và tử vong. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm của cơ quan chi trả, khung thời gian chạy mô hình là toàn thời gian sống với chu kỳ của mô hình là một tuần. Hiệu quả lâm sàng được trích xuất từ nghiên cứu SYGMA 2 và các thông số về chi phí được dựa trên một nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Dược. Kết quả mô hình được biểu thị dưới dạng chỉ số chi phí-hiệu quả tăng thêm (ICER), kết quả phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy xác suất. Kết quả: Budesonide/Formoterol khi cần vượt trội so với phác đồ so sánh, giúp tránh được 0,44 đợt cấp HPQ, tiết kiệm 2.632.464 VNĐ chi phí điều trị và tăng 0,0006 QALYs về mặt hiệu quả. Kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đều khẳng định trong đa số trường hợp phân tích, Budesonide/Formoterol khi cần đều đạt chi phí-hiệu quả. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả, Budesonide/Formoterol khi cần tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả so với phác đồ ICS liều thấp phối hợp SABA khi cần về tính chi phí-hiệu quả tại Việt Nam.

Hen phế quản (HPQ) là một vấn đề y tế toàn cầu  nghiêm  trọng  có  xu  hướng  gia  tăng  trong những thập niên vừa qua, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn thế giới,  HPQ  là  nguyên  nhân  tử  vong  đứng  hàng thứ hai trong số  các bệnh mãn tính đường  hô hấp [1]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu khảo sát tại 7 tỉnh thành đại diện  cho 7 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy tỷ  lệ mắc HPQ ở người trưởng  thành  Việt  Nam  là  4,1%  nhưng  chỉ  có 29,1% trong số này được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen [2]. HPQ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc, kinh tế gia đình và xã hội. Do đó, cần có các biện pháp điều trị kiểm soát HPQ phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng tàn tật, tử vong liên quan đến HPQ và giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh. Ở đối tượng người bệnh HPQnhẹ, mặc dù các triệu chứng ít, việc kém tuân thủ liệu pháp duy trì thường xuyên như Corticoid liều thấp dạng hít (Inhaled Corticosteroids,  ICS) làm tăng nguy cơ tăng bậc hen và tần suất xuất hiện cơn hen kịch phát cần được quan tâm [3]. Song  song  với  đó,  người  bệnh  sử  dụng  nhóm thuốc  đồng  vận  beta  giao  cảm  tác  dụng  ngắn (Short-Acting  Beta  Agonists,  SABA)  khi  cần  để cắt cơn, tuy nhiên SABA không thể phòng ngừa được tình trạng viêm đường thở và hạn chế xuất hiện cơn hen kịch phát trong tương lai [3]. Theo  khuyến  cáo  của  Bộ  Y  tế  trong  chẩn đoán  và  điều  trị  hen  phế  quản  năm  2020, Budesonide/Formoterol  là  thuốc  ưu  tiên  trong kiểm  soát  và  cắt  hơn hen  ở  người  bệnh  HPQnhẹ.  Các  nghiên  cứu  thử  nghiệm  lâm  sàng  đã cho  thấy  đối  với  bệnh  nhân  HPQ  nhẹ, Budesonide/Formoterol khi cần có hiệu quả lâm sàng không thua kém và mức độ an toàn tương đương ICS liều thấp (ngày 2 lần) phối hợp với SABA khi cần (ICS+SABA) [3,4]. Do đó, nghiên cứu  phân  tích  kinh  tế  dược  Budesonide/Formoterol khi cần so với phác đồ phổ biến cho điều  trị  HPQ  nhẹ  sẽ  góp  phần  cung  cấp  bằng chứng khoa học cho việc tối ưu hóa phác đồ điều trị về cả hiệu quả và chi phí, từ đó đem lại chất lượng sống tốt nhất cho đối tượng người bệnh này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu     phân    tích     chi phí-hiệu   quả   của Budesonide/Formoterol khi cần so với liệu pháp ICS+SABA ở người bệnh HPQ nhẹ tại Việt Nam với ba mục tiêu cụ thể: (i) phân tích chi phí-hiệu quả; (ii) phân tích độ nhạy một chiều; (iii) phân tích độ nhạy xác suất

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment