PHÂN TÍCH CHI PHÍ-HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM
PHÂN TÍCH CHI PHÍ-HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM.Chi tiêu tiền thuốc và chi tiêu y tế không ngừng tăng lên theo thời gian [1] trong khi quỹ bảo hiểm y tế chỉ có giới hạn đã đặt ra một thách thức lớn trong việc lựa chọn chi trả các thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế một cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó, với lộ trình hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân năm 2020, việc cấp bách là cần có một phương pháp với các bằng chứng khoa học trong sử dụng quản lý quỹ bảo hiểm y tế một cách tối ưu nhất. Trong khi ở các quốc gia khác, việc ứng dụng các bằng chứng đánh giá kinh tế y tế được sử dụng rộng rãi thì ở Việt Nam, những dữ liệu này còn rất hạn chế. Trong khoảng thời gian từ 2004-2014, chỉ có một số rất ít các nghiên cứu kinh tế y tế được thực hiện tại Việt nam, tuy nhiên số lượng và chất lượng đều còn hạn chế [2].
Loãng xương một bệnh lý với đặc điểm chính là suy giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Mật độ chất khoáng trong xương đạt giá trị cao nhất ở độ tuổi 20-30, sau đó giảm dần theo thời gian, tuổi càng cao, mật độ xương càng suy giảm [3] [4]. Tỷ lệ mắc loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới, đặc biệt ở độ tuổi trên 40 [5].
Ở Việt nam, tỷ lệ loãng xương ở nam giới là 10%, tuy nhiên, tỷ lệ này ở phụ nữ lên tới từ 25-30% [6]. Loãng xương là bệnh lý âm thầm nhưng lại có thể gây ra hậu quả nặng nề do làm tăng nguy cơ gãy xương dẫn tới gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế lớn. Theo công bố của tổ chức loãng xương Quốc tế (IOF- International osteoporosis foundation), gãy xương do loãng xương chiếm 0.83% gánh nặng bệnh tật các bệnh không lây nhiễm trên thế giới. Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs) của căn bệnh này chiếm tới 2.000.000 DALYs, chỉ đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật sau các bệnh phổi gây ra, và cao hơn cả gánh nặng bệnh tật do ung thư vú và ung thư tử cung, hai trong số những bệnh lý đáng lo ngại nhất đối với phụ nữ. Hai loại gãy xương thường gặp và quan trọng nhất đối với bệnh lý loãng xương là gãy xương đùi và gãy xương cột sống [3]. Một báo cáo tổng hợp cho thấy tổng chi phí điều trị các gãy xương do loãng xương năm 2010 tại 27 quốc gia được ước tính lên đến con số 37 tỷ € [7] và theo dự báo tới năm 2050, trên 50% số ca gãy xương sẽ xảy ra ở Châu Á [8]. Trong một nghiên cứu trên 7 quốc gia ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ giảm mật độ2 xương nhanh nhất [9].
Để làm giảm nguy cơ gãy xương cho bệnh nhân loãng xương, nhóm thuốc đầu tay và được sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc biphosphonate, trong đó hai thuốc alendronate và zoledronic nằm trong danh mục các thuốc có mức chi tiêu tiền thuốc lớn nhất của Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2013. Sau khi Bộ Y tế áp dụng chính sách giới hạn chi trả tại thông tư 40-TT-BYT ngày 17/11/2014, thuốc điều trị loãng xương chỉ được thanh toán BHYT cho các bệnh nhân tại các khoa cơ xương khớp bệnh viện hạng 1 và hạng đặc biệt, chi phí chi trả BHYT cho các thuốc loãng xương đã giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, chính sách này hạn chế các bệnh nhân loãng xương được tiếp cận thuốc điều trị. Không được điều trị có thể dẫn tới tăng nguy cơ gãy xương, và tăng các chi phí để điều trị gãy xương do loãng xương. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tính chi phí-hiệu quả của các thuốc alendronate và zoledronic acid được công bố tại Việt nam.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu chính: Mục tiêu 1: Xác định các tham số đầu vào của mô hình phân tích chi phí-hiệu quả điều trị loãng xương của phụ nữ từ 40 tuổi trở lên ở Việt Nam.
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị loãng xương ở phụ nữ nữ từ 40 tuổi trở lên ở Việt Nam bằng alendronate, zoledronic acid và không điều trị
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Bài báo trong nước
Phạm Nữ Hạnh Vân, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Hà Thu Huyền, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Tuấn (2017), Chi phí y tế trực tiếp các gãy xương liên quan đến loãng xương, Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, tr. 205
Phạm Nữ Hạnh Vân, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hồng Hoa, Nguyễn Văn Tuấn (2017), Chi phí-hiệu quả của alendronate và zoledronic acid: Tổng quan hệ thống, Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, tr. 207
2. Hội nghị trong nước
Pham Nữ Hạnh Vân, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Đăng Tùng, Lê Hồng Phúc, Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn (2016), Chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương, Hội nghị Loãng xương Việt Nam, Nha Trang (Báo cáo nhận được giải thưởng báo cáo xuất sắc trong Hội nghị kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội loãng xương)
Phạm Nữ Hạnh Vân, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuấn (2014), Tổng quan
hệ thống các nghiên cứu về chi phí điều trị loãng xương và hậu quả gãy xương ở phụ nữ100
độ tuổi mãn kinh đã được công bố trong trên các tạp chí khoa học quốc tế trong 10 năm
gần đây, Hội nghị loãng xương TPHCM, Buôn Mê Thuột
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………. 3
1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến bệnh lý loãng xương ……………………………… 3
1.2 Cơ sở lý luận về phương pháp chi phí-hiệu quả ………………………………… 9
1.3 Các nghiên cứu liên quan về chi phí-hiệu quả của các thuốc
alendronnate và zoledronic acid………………………………………………………….. 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… 29
2.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 29
2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu …………………………………………………… 29
2.2.2 Mô hình …………………………………………………………………………………….. 31
2.2.4 Các tham số đầu vào cho mô hình ……………………………………………….. 35
2.2.5 Xử lý số liệu và biểu diễn kết quả ………………………………………………… 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 46
3.1 Kết quả xác định các tham số đầu vào của mô hình…………………………. 46
3.1.1 Xác suất dịch chuyển………………………………………………………………….. 46
3.1.2 Tham số về chi phí……………………………………………………………………… 49
3.1.3 Tham số về hiệu quả điều trị của các thuốc ………………………………….. 56
3.1.4 Tham số utility…………………………………………………………………………… 58
3.2 Kết quả phân tích chi phí – hiệu quả các phác đồ điều trị loãng xương 60
3.2.1 Phân tích cơ bản ………………………………………………………………………… 60
3.2.2 Kết quả phân tích tính bất định…………………………………………………… 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 72
4.1 Bàn luận về các tham số đầu vào của mô hình ………………………………… 72
4.2 Bàn luận về kết quả chi phí-hiệu quả của alendronate, zoledronic acid
và các yếu tố ảnh hưởng……………………………………………………………………… 84
4.3 Bàn luận về những hạn chế của luận án………………………………………….. 93KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 97
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ……………………………….. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………. 101
PHỤ LỤC