Phân tích giá trị của xét nghiệm tốc độ máu lắng trong chẩn đoán ung thư phế quản tại bệnh viện K

Phân tích giá trị của xét nghiệm tốc độ máu lắng trong chẩn đoán ung thư phế quản tại bệnh viện K

Nghiên cứu 40 bệnh nhân ung thư phế quản (UTPQ) được điều trị tại bệnh viện K về tốc độ máu lắng nhận thấy: Các triệu chứng về hô hấp lúc nhập viện (ho, đau ngực, khó thở) chiếm 80%, các triệu chứng toàn thân phối hợp chiếm 50%. Kích thước u >5cm trên X quang chiếm 60%. Tỷ lệ bệnh nhân có tốc độ máu lắng (VSS) cao >40mm chiếm 80%, cao hơn hẳn các trường hợp viêm nhiễm thông thường có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa vss với tuổi, giai đoạn khối u trên X quang; giai đoạn I, II so với giai đoạn III.

Ung thư phế quản (UTPQ) có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới, cũng như tại nước ta. UTPQ là ung thư thường gặp nhất ở nam giới và đứng vị trí thứ 2ởnữ giới [4]. Hiện nay, chẩn đoán UTPQ hầu hết vẫn dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X-quang và mô bệnh học, tế bào học. Tuy nhiên, các thăm dò cận lâm sàng như CT Scanner, MRI, PET-CT rất đắt tiền, chưa phổ cập. Trong khi đó, sinh thiết lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học lại đòi hỏi tiến hành tại các bệnh viện chuyên khoa sâu. Vì vậy, trước khi tiến hành các xét nghiệm trên cần phải có dấu hiệu chỉ điểm đơn giản có giá trị, dễ làm, hướng tới ung thư và để từ đó có thể tiến hành các thăm dò tiếp theo. Hiện nay, tốc độ máu lắng (VSS: Vitesse de Sédimentation Sanguine) chưa được nghiên cứu nhiều trong ung thư học, nhưng đã được đề cập đến trong sàng lọc, chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt UTPQ. Chính vì những lý do trên nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định giá trị của tốc độ máu lắng trong chẩn đoán UTPQ tại bệnh viện K và xác định sự liên quan với một số triệu chứng và giai đoạn bệnh UTPQ.
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Bệnh nhân được chẩn đoán UTPQ tại Bệnh viện K trong thời gian từ tháng 12/2004 đến tháng 04/2005.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán UTPQ dựa vào kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, kết quả mô bệnh học; có hồ sơ lưu trữ đầy đủ. Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp không có chẩn đoán mô bệnh học, ung thư nguyên phát các cơ quan khác di căn phổi, thiếu máu nặng, đang có viêm nhiễm ở cơ quan khác ngoài phổi.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả với phương pháp chọn mẫu toàn bộ, cỡ mẫu nghiên cứu thu thập được là n = 40. Xét nghiệm VSS: Để tiện cho việc nghiên cứu và so sánh kết quả với các nghiên cứu khác, nghiên cứu cũng lấy kết quả máu lắng sau 1 giờ (VSS1), 2 giờ (VSS2) rồi tính ra giá trị trung bình theo công thức như một số tác giả [2,5]:
Giá trị thu được sẽ được so sánh với các giá trị mốc: K = 40 là giá trị một số tác giả khác dùng để so sánh khi nghiên cứu về vss [2

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment