Phân tích hiệu quả triển khai và mở rộng chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai

Phân tích hiệu quả triển khai và mở rộng chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai

Phân tích hiệu quả triển khai và mở rộng chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai.Nhiễm khuẩn vết mổ  là một trong những loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ  biến nhất, trở thành một gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế và người bệnh do làm tăng nguy cơ tỷ vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị, đặc biệt tại những nước đang phát triển  [26]. Trong phẫu thuật lồng ngực-mạch máu nói chung và phẫu thuật phổi nói riêng, tỷ  lệ  nhiễm khuẩn vết mổ  có thể  lên tới 6,1%  [116], và các biến chứng này làm tăng 31% nguy cơ tử vong [126]. 

Kháng sinh dự  phòng đã được chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, khi được lựa chọn phù hợp với tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ, được sử  dụng với liều, thời điểm và thời gian phù hợp [34]. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng lạm dụng  kháng sinh trong ngoại khoa  và sử  dụng kháng sinh dự phòng không hợp lý vẫn còn phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Nghiên cứu tại 36 bệnh viện tại Viêt Nam cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh ngoại khoa không hợp lý  lên tới 43%  [136].  Tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, bệnh viện Bạch  Mai,  trước khi triển khai chương trình KSDP, không có bệnh nhân nào được đưa liều kháng sinh trước thời điểm rạch da và 100% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật kéo dài trên 24 giờ  [12].  Điều đó cho thấy sự  cần thiết của việc triển khai  chương trình  kháng sinh dự  phòng  trong chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện nhằm tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh trong ngoại khoa.
Trong bối cảnh đó, khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai đã là đơn vịtiên phong tại Bệnh viện Bạch Mai xây dựng và triển khai chương trình kháng sinh dựphòng  với sự  tham gia  tích cực  của  đội ngũ  dược sĩ lâm sàng. Giai đoạn triển khai thí điểm chương trình trên một số  đối tượng bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại khoa đã bước đầu cho thấy tác động trong việc  đảm bảo hiệu quả  dự  phòng  nhiễm khuẩn vết mổ  cũng như giảm thiểu chi phí  cho bệnh nhân  [12].  Tháng 9/2018,  Quy trình sửdụng  kháng sinh dự  phòng  tại Khoa  Phẫu thuật lồng ngực  được  chính  thức  ban hành theo  Quyết định số  2800/QĐ-BM của Giám đốc bệnh viện Bạch Mai.  Những thành công bước đầu của chương trình kháng sinh dự  phòng tại khoa  Phẫu thuật lồng ngực  đã  đặt ra  yêu  cầu tiếp tục đánh giá  hiệu quả  dài hạn  của chương trình  kháng sinh dự  phòng, đồng  thời mở  rộng chương trình  trên các đối tượng bệnh nhân đa dạng, phức tạp hơn.
Trên cơ sở  đó,  chúng tôi tiến hành đề  tài “Phân tích hiệu quả triển khai và mở rộng chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu: 
1.  Đánh giá hiệu quả  chương trình  kháng sinh dự  phòng  tại khoa  Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai
2.  Xây dựng phác đồ kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn phổi và bước đầu phân tích hiệu quả  phác đồ  tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ  ………………………………………………………………………………………………….  1
Chương 1:  TỔNG QUAN  ………………………………………………………………………………  3
1.1.  Tổng quan về  nhiễm khuẩn vết mổ  và nhiễm khuẩn vết mổ  trong phẫu thuật 
lồng ngực và phẫu thuật phổi  ………………………………………………………………………..  3
1.2.  Tổng quan về  kháng sinh dự  phòng trong phẫu thuật lồng ngực và phẫu thuật 
phổi……………………………………………………………………………………………………………  9
1.3.  Triển khai chương trình kháng sinh dự phòng trong chương trình quản lý kháng 
sinh tại bệnh viện  ………………………………………………………………………………………  12
1.4.  Vài nét về khoa Phẫu thuật lồng ngực, bệnh viện Bạch Mai  ……………………..  17
Chương 2:  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ……………………  19
2.1.  Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………………..  19
2.2.  Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………………………  22
2.3.  Đạo đức trong nghiên cứu  …………………………………………………………………….  28
2.4.  Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu  …………………………………………………………  28
Chương 3:  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ………………………………………………………….  29
3.1.  Đánh giá hiệu quả chương trình KSDP tại khoa PTLN  …………………………….  29
3.2.  Xây dựng phác đồ  kháng sinh dự  phòng trên bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn  phổi 
và bước đầu phân tích hiệu quả  phác đồ  tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện 
Bạch Mai  ………………………………………………………………………………………………….  33
Chương 4:  BÀN LUẬN………………………………………………………………………………..  52
4.1.  Hiệu quả chương trình KSDP tại khoa PTLN  ………………………………………….  52
4.2.  Xây dựng phác đồ  kháng sinh dự  phòng trên bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn phổi 
và bước đầu phân tích hiệu quả  phác đồ  tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện 
Bạch Mai  ………………………………………………………………………………………………….  58
4.3.  Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu  …………………………………………….  68
KẾT LUẬN   ………………………………………………………………………………………………….  70
KIẾN NGHỊ  ………………………………………………………………………………………………….  72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thang điểm ASA đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật  ……………..  6
Bảng 1.2 Phân loại phẫu thuật theo CDC  ………………………………………………………………  7
Bảng 1.3 Chỉ số nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ NNIS  ……………………………………………..  8
Bảng 1.4 Các biện pháp phòng ngừa NKVM  …………………………………………………………  9
Bảng 3.1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  ……………………………………………………  29
Bảng 3.2. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu  …………………………………………….  30
Bảng 3.3. Hiệu quả dự phòng NKVM và hiệu quả kinh tế của chương trình KSDP  ….  32
Bảng 3.4. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình KSDP  …….  33
Bảng 3.5. Khuyến cáo về chỉ định KSDP trong phẫu thuật xâm lấn phổi  ………………..  34
Bảng 3.6. Khuyến cáo về phác đồ KSDP trong phẫu thuật xâm lấn phổi  …………………  35
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn lựa chọn và  loại trừ  bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong các RCT 
về hiệu quả KSDP trong phẫu thuật phổi  …………………………………………………………….  37
Bảng 3.8. Các yếu tố  nguy cơ độc lập liên quan tới NKVM trên bệnh nhân phẫu thuật 
phổi  ………………………………………………………………………………………………………………..  38
Bảng 3.9. Đặc điểm chung của bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn phổi tại khoa PTLN  ….  39
Bảng 3.10. Đặc điểm phẫu thuật trên bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn phổi  ……………….  40
Bảng 3.11. Đặc điểm nhiễm khuẩn sau phẫu thuật  trên bệnh nhân phẫu thuật xâm lấn 
phổi tại khoa PTLN  ………………………………………………………………………………………….  42
Bảng 3.12.  Thời điểm đưa liều kháng sinh đầu tiên trong ngày phẫu thuật và  thời gian 
sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật sạch-nhiễm  ……………………………………  43
Bảng 3.13. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  …………………………………………………  47
Bảng 3.14. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu  …………………………………………..  48
Bảng 3.15. Đặc điểm sử dụng kháng sinh của mẫu nghiên cứu  ………………………………  49
Bảng 3.16. Hiệu quả dự phòng NKVM và hiệu quả kinh tế của phác đồ KSDP  ……….  

Leave a Comment