Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2013
Luận văn Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2013.Cùng với sự tiến bộ không ngừng của y học, ngành công nghiệp dược phẩm cũng đã có những bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu và chế tạo thuốc mới. Sự ra đời của nhiều loại thuốc mới làm thay đổi cơ bản diễn biến nhiều loại bệnh tật, tạo nên những cuộc cách mạng trong điều trị mang lại sức khỏe cho hàng triệu người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại, không thể phủ nhận một thực tế là thuốc có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh phản ứng có hại của thuốc tạo ra những gánh nặng lớn về bệnh tật và kinh tế [34], [40].
Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2013 Với mục đích đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý trong phòng và điều trị bệnh, Cảnh giác Dược là một hoạt động chuyên môn quan trọng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân [48]. Tại Việt Nam, hoạt động Cảnh giác Dược đã được triển khai từ năm 1994 với việc thành lập Trung tâm theo dõi ADR phía Bắc. Năm 1999, Việt Nam trở thành thành viên của Chương trình giám sát thuốc toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến năm 2009, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc được thành lập và chính thức tiếp nhận các báo cáo ADR tự nguyện của cả nước từ ngày 1/1/2010.
Trong hoạt động Cảnh giác Dược, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tự nguyện là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để phát hiện và giám sát các phản ứng có hại của thuốc [44]. Hệ thống báo cáo ADR tự nguyện được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi ưu điểm là cơ cấu đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, báo cáo ADR tự nguyện cũng có những hạn chế nhất định là hiện tượng báo cáo thiếu và báo cáo chất lượng kém [44], [46]. Vì vậy, nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR là một nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động Cảnh giác Dược.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là một bệnh viện trọng điểm của dự án “Tăng cường hệ thống y tế” – Hợp phần 2.1 “Tăng cường các hoạt động Cảnh giác Dược” triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016 [15]. Năm 2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là 1 trong 10 bệnh viện có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất cả nước, với số lượng báo cáo ADR là 106 (chiếm 1,94%) [14]. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là con số kỳ vọng so với thực tế số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để thực hiện đề tài —Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 — 2013‘ với mục tiêu:
– Phân tích hoạt động báo cáo ADR của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thông qua số lượng và chất lượng báo cáo gửi tới Trung tâm DI&ADR Quốc gia giai đoạn 2010 – 2013.
– Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện 3
1.1.1. Định nghĩa và mục tiêu của Cảnh giác Dược 3
1.1.2. Sự cần thiết triển khai hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện 3
1.1.3. Các đối tác tham gia hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện 4
1.1.4. Các hoạt động theo dõi ADR trong bệnh viện 6
1.2. Hệ thống báo cáo tự nguyện 9
1.2.1. Định nghĩa hệ thống báo cáo tự nguyện 9
1.2.3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống báo cáo ADR tự nguyện 10
1.2.4. Tình hình báo cáo ADR tự nguyện ở Việt Nam 12
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Địa điểm nghiên cứu 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 16
2.4.1. Phân tích hoạt động báo cáo ADR 16
2.4.2. Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo ADR của
nhân viên y tế 18
2.6. Xử lý số liệu 18
Chương 3. KẾT QUẢ 19
3.1. Phân tích hoạt động báo cáo ADR 19
3.1.1. Thông tin về báo cáo 19
3.1.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR 21
3.1.3. Thông tin về ADR 24
3.1.4. Đánh giá chất lượng báo cáo ADR 28
viên y tế 31
3.2.1. Thông tin về đối tượng được khảo sát 31
3.2.2. Nhận thức của nhân viên y tế về ADR và báo cáo ADR 32
3.2.3. Thái độ và thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế 35
4.1. Bàn luận về số lượng và chất lượng báo cáo ADR 40
4.2. Bàn luận về nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế
43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
KẾT LUẬN 46
ĐỀ XUẤT 47