Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010-2014

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010-2014

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010-2014.Bệnh cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại, quá trình sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại (ADR) gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân cũng như gánh nặng kinh tế đối với xã hội [30]. Bài học từ thảm họa Thalidomid năm 1960 đã cho thế giới thấy tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ của thuốc sau khi lưu hành khi dữ liệu về an toàn thuốc từ những thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng còn hạn chế. Từ đó, nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống Cảnh giác Dược quốc gia, sử dụng báo cáo tự nguyện và các phương pháp dịch tễ dược học khác để thu thập, phân tích một cách hệ thống các biến cố bất lợi liên quan đến việc sử dụng thuốc.

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010-2014.Các cơ sở khám chữa bệnh có những điều kiện thuận lợi để trở thành đối tác quan trọng trong hệ thống Cảnh giác Dược quốc gia bởi đây là nơi ghi nhận những trường hợp bệnh nhân gặp ADR khi sử dụng thuốc ngoài cộng đồng cũng như đang điều trị nội trú. Tại Việt Nam, một số biện pháp đã được áp dụng nhằm giám sát ADR trong bệnh viện, trong đó hình thức báo cáo ADR tự nguyện là hình thức phổ biến nhất nhờ tính đơn giản và dễ thực hiện. Hạn chế lớn nhất trong công tác báo cáo ADR là hiện tượng báo cáo thiếu (under-reporting) và chất lượng báo cáo kém [21], [48]. Bên cạnh đó, hoạt động báo cáo ADR phụ thuộc nhiều vào nhận thức và sự hợp tác của cán bộ y tế [26], [43]. Do vậy, cùng với thúc đẩy báo cáo ADR cả về số lượng cũng như chất lượng, việc nâng cao nhận thức của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR cũng cần được quan tâm, đòi hỏi hướng tiếp cận và giải pháp phù hợp.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối ngành sản phụ khoa, sơ sinh và hỗ trợ sinh sản với quy mô hơn 700 giường bệnh [71]. Nghiên cứu đánh giá báo cáo ADR tại bệnh viện giai đoạn 2009 – 2011 cho thấy, số lượng báo cáo thu được chưa cao (36 báo cáo/3 năm) đồng thời sự tham gia của bác sĩ, điều dưỡng còn hạn chế [18]. Năm 2012, bệnh viện bắt đầu triển khai Đề án Phát triển công tác Dược lâm sàng với nội dung trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) trong bệnh viện (Phụ lục 4). Những tác động đó đã đem lại kết quả tích cực khi bệnh viện Phụ sản Trung Ương trở thành một trong 10 bệnh viện có số báo cáo ADR nhiều nhất cả nước trong hai năm sau đó [15], [16]. Nhằm đánh giá hoạt động báo cáo ADR trong giai đoạn 5 năm 2010 – 2014 cũng như mong muốn tìm hiểu những tồn tại trong hệ thống báo cáo ADR tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010 — 2014” với hai mục tiêu:
– Phân tích tình hình báo cáo ADR của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010 – 2014;
– Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại bệnh viện.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. AN TOÀN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 3
1.1.1. Phản ứng có hại của thuốc (ADR) 3
1.1.2. Sai sót liên quan tới thuốc (ME) 5
1.1.3. Chất lượng thuốc 6
1.2. HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN 7
1.2.1. Mục tiêu 7
1.2.2. Các đối tác tham gia hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện 7
1.2.3. Các hoạt động giám sát ADR trong bệnh viện 9
1.2.4. Những tồn tại của công tác báo cáo ADR trong bệnh viện 12
1.2.5. Hoạt động báo cáo ADR tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 16
2.3.1. Phân tích tình hình báo cáo ADR 16
2.3.2. Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt
động báo cáo phản ứng có hại của thuốc 18
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 21
3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BÁO CÁO ADR 21
3.1.1. Thông tin chung về báo cáo 21
3.1.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR 28
3.1.3. Thông tin về ADR 32
3.1.4. Đánh giá chất lượng báo cáo ADR 34
3.2. KHẢO SÁT NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CủA NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO ADR 36
3.2.1. Tỷ lệ nhân viên y tế tham gia khảo sát 36
3.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 37
3.2.3. Nhận thức của nhân viên y tế về an toàn thuốc và phản ứng có hại của
thuốc 38
3.2.4. Nhận thức về trách nhiệm của nhân viên y tế – tầm quan trọng của công
tác báo cáo ADR 39
3.2.5. Thực trạng việc thực hiện báo cáo ADR 41
3.2.6. Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện và biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác báo cáo ADR 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 46
4.1. BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH BÁO CÁO ADR TẠI BỆNH VIỆN 46
4.2. BÀN LUẬN VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CủA NHÂN
VIÊN Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO ADR 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 55
KẾT LUẬN 55
ĐỀ XUẤT 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCc

Leave a Comment