Phân tích kiến thức, thái độ và thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phân tích kiến thức, thái độ và thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phân tích kiến thức, thái độ và thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  Vinmec Times City.Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên nhân gây ra phản ứng có hại của thuốc (ADR), bao gồm làm thay đổi tác dụng dược lý của thuốc trong quá trình sử  dụng, gây tăng độc tính, gián tiếp làm giảm hiệu quả  và tuân thủ  điều trị  trên bệnh nhân  [4], [55].  Một nghiên cứu tại Brazil năm 2004 tiến hành trên đơn thuốc của 300 người bệnh trong vòng 4 tháng  cho thấy  tỷ  lệmắc tương tác thuốc tiềm  tàng  là 49,7%, trong đó ít nhất 73,6% đơn thuốc xuất hiện nhiều hơn một tương tác  [28]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tiến hành tại bệnh  viện Hữu Nghị năm 2004 cho thấy mỗi đơn thuốc nội trú có trung bình 6,1 thuốc và số thuốc trong đơn càng nhiều thì tương tác xuất hiện trong đơn càng lớn [6]. Một thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc bất lợi là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6 – 10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 40% khi phối hợp từ 16 – 20 thuốc [4].

Tương tác thuốc bất lợi có thể  dẫn đến  khả  năng xuất hiện ADR  ở  mức độ  nặng.  Một tổng quan hệ  thống thực  hiện năm 2007 đã chỉ  ra rằng tương tác thuốc là nguyên nhân của 0,054% trường hợp cấp cứu, 0,57% trường hợp nhập viện và 0,12% trường hợp tái
nhập viện [25]. Tuy nhiên, tương tác thuốc có thể phòng tránh được  [46]. Do vậy, việc phát  hiện  và  quản lý  tương tác thuốc  trongbệnh viện có  vai trò  quan trọng trong giảm thiểu biến cố bất lợi xảy ra trên bệnh nhân. 
Hiện nay, các công cụ hỗ trợ bác sĩ trong việc xác định tương tác thuốc tiềm tàng ngày càng đa dạng và phong phú như các phần mềm cảnh báo điện tử, tra cứu trực tuyến, các sách chuyên khảo về  tương tác thuốc.  Bên cạnh đó,  hoạt  động tư vấn của dược sĩlâm sàng cũng được đẩy mạnh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tương tác thuốc. Tuy nhiên, hiệu quả  của các giải pháp hỗ  trợ  còn phụ  thuộc nhiều vào kiến thức,  thái độ  và thực hành của bác sĩ liên quan  đến  tương tác thuốc. Nhiều  nghiên cứu  cho thấy kiến thức của bác sĩ về tương tác thuốc còn khá hạn chế [31], [33], [45]. Khảo sát tiến hành ở các bệnh viện đa khoa tại Addis Ababa, Ethiopia cho thấy bác sĩ chỉ nhận biết đúng mức độtương tác  của 33,3% trong  tổng số  15 cặp  tương tác thuốc khảo sát  [33]. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong kiến thức, thái độ và thực hành của bác sĩ  về  tương tác thuốc, bao gồm  yếu tố  liên quan đến  đặc điểm chuyên khoa và  thái độcủa bác sĩ đối với việc kiểm soát tương tác thuốc [31]. 
Tại  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  Vinmec Times City, hoạt động tư vấn  trực tiếp của  dược  sĩ  lâm sàng và  công cụ  cảnh báo tương tác thuốc tích hợp  vào phần mềm kê đơn được  phối  hợp  chặt chẽ  giúp giảm thiểu nguy cơ tương tác  thuốc bất lợi trong quátrình kê đơn. Tuy nhiên,  tại bệnh viện nói riêng và Việt Nam nói chung  hiện  chưa cómột nghiên cứu nào được tiến hành để khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bác sĩ  về  tương tác  thuốc. Với mục đích tăng cường hiệu  quả  quản lý  tương tác thuốc tại bệnh viện, đồng thời tìm hiểu quan điểm của bác sĩ đối với những vấn đề liên quan đến việc kiểm soát tương tác thuốc, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích kiến thức, thái độvà  thực  hành của bác sĩ  về  tương tác thuốc  tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  Vinmec 
Times City
”, với 2 mục tiêu:
1.  Phân tích kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc 
2.  Phân tích các yếu tố  ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ
về tương tác thuốc
Hy vọng các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp hình ảnh toàn diện và góc nhìn của các bác sĩ lâm sàng về  tương tác thuốc, từ đó giúp đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tương tác thuốc tại bệnh viện

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  ……………………………………………………………………………..  3
1.1. Tổng quan về tương tác thuốc  …………………………………………………………………..  3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc  …………………………………………………………………..  3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc  …………………………………………………………………….  3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng xuất hiện tương tác thuốc  ……………………..  5
1.2. Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng trong thực hành liên quan đến tương tác 
thuốc  …………………………………………………………………………………………………………….  6
1.2.1. Tại Việt Nam  ……………………………………………………………………………………..  6
1.2.2. Trên thế giới  ………………………………………………………………………………………  7
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc  ……………………….  8
1.3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ của bác sĩ về tương tác thuốc và các yếu tố
ảnh hưởng  …………………………………………………………………………………………………..  8
1.3.2. Thực hành kiểm soát tương tác thuốc  ………………………………………………….  10
1.3.2.1. Nguồn thông tin tra cứu về tương tác thuốc……………………………………….  10
1.3.2.2. Nguồn thông tin cảnh báo tương tác thuốc  ………………………………………..  11
1.4. Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý tương tác thuốc …………………….  13
1.4.1. Giải pháp liên quan đến phần mềm cảnh báo tương tác thuốc  ………………..  13
1.4.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề đào tạo tương tác thuốc cho bác sĩ  …………  14
1.5. Hoạt động quản lý tương tác thuốc tại bệnh viện Vinmec Times City  …………  15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..  16
2.1. Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………………….  16
2.2. Phương pháp nghiên cứu  ……………………………………………………………………….  16
2.2.1. Mục tiêu 1: Phân tích kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về tương tác 
thuốc  ………………………………………………………………………………………………………..  16
2.2.2. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực 
hành của bác sĩ về tương tác thuốc ………………………………………………………………  18
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu  ………………………………………………………………….  19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  …………………………………………………………  20
3.1. Phân tích kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc  ……….  20
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  ………………………………………………….  20
Trung tâm DI&ADR Quốc gia – Tài liệu chia sẻtại CANHGIACDUOC.ORG.VN và facebook CANHGIACDUOC
3.1.2. Kiến thức của bác sĩ về tương tác thuốc  ………………………………………………  22
3.1.3. Thái độ của bác sĩ về việc kiểm soát tương tác thuốc  …………………………….  34
3.1.4. Thực hành kiểm soát tương tác thuốc  ………………………………………………….  37
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ 
về tương tác thuốc  ………………………………………………………………………………………..  40
3.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về
tương tác thuốc  ………………………………………………………………………………………….  40
3.2.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý tương tác thuốc tại bệnh viện
………………………………………………………………………………………………………………..  45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………………….  48
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ về tương tác thuốc  ……………………..  48
4.1.1. Kiến thức của bác sĩ về tương tác thuốc  ………………………………………………  48
4.1.2. Thái độ của bác sĩ về việc kiểm soát tương tác thuốc  …………………………….  51
4.1.3. Thực hành của bác sĩ liên quan đến tương tác thuốc  ……………………………..  52
4.2. Mô hình tối ưu hiệu quả quản lý tương tác thuốc tại bệnh viện  …………………  55
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu  ……………………………………………………….  56
4.3.1. Ưu điểm  …………………………………………………………………………………………..  56
4.3.2. Hạn chế  ……………………………………………………………………………………………  57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………………………. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu  …………………………………………………………….  21
Bảng 3.2. Kinh nghiệm thực tế liên quan đến tương tác thuốc  ……………………………….  22
Bảng 3.3. Tỷ lệ bác sĩ phân loại mức độ tương tác của một số cặp thuốc phối hợp  …..  24
Bảng 3.4. Ý kiến của bác sĩ về 5 cặp tương tác thuốc được phối hợp trong 5 tình huống
………………………………………………………………………………………………………………………  29
Bảng 3.5. Ý kiến của bác sĩ về tình huống phối hợp linezolid, noradrenalin và 
piperacillin/tazobactam  ……………………………………………………………………………………..  30
Bảng 3.6. Ý kiến của bác sĩ về tình huống phối hợp methotrexat liều cao và 
cotrimoxazol  ……………………………………………………………………………………………………  31
Bảng 3.7. Ý kiến của bác sĩ về tình huống phối hợp clarithromycin và simvastatin  ….  32
Bảng 3.8. Ý kiến của bác sĩ về tình huống phối hợp warfarin và ciprofloxacin  ………..  33
Bảng 3.9. Ý kiến của bác sĩ về tình huống phối hợp nifedipin và carbamazepin  ………  34
Bảng 3.10. Nguồn thông tin tra cứu về tương tác thuốc từ internet và sách  ……………..  38
Bảng 3.11. Tỷ lệ bác sĩ nhận được thông tin cảnh báo về tương tác thuốc khi kê đơn  .  38
Bảng 3.12. Mức độ hữu ích của các nguồn thông tin cảnh báo tương tác thuốc  ……….  39
Bảng 3.13. Đặc điểm phân bố chuyên khoa của bác sĩ tham gia phỏng vấn sâu  ……….  40
Trung tâm DI&ADR Quốc gia – Tài liệu chia sẻtại CANHGIACDUOC.ORG.VN và facebook CANHGIACDUOC
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu nghiên cứu  …………………………………………………………………..  20
Hình 3.2. Ý kiến của bác sĩ về khái niệm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng đúng và 
đầy đủ nhất  ………………………………………………………………………………………………………  23
Hình 3.3. Số lượng cặp thuốc được phân loại đúng mức độ tương tác bởi từng bác sĩ  25
Hình 3.4. So sánh tỷ lệ bác sĩ Tim mạch phân loại đúng mức độ tương tác của các cặp 
thuốc thường gặp so với bác sĩ ở các chuyên khoa khác  ………………………………………..  26
Hình 3.5. So sánh tỷ lệ bác sĩ Cấp cứu & ICU phân loại đúng mức độ tương tác của 
các cặp thuốc thường gặp so với bác sĩ ở các chuyên khoa khác  …………………………….  26
Hình 3.6. So sánh tỷ lệ bác sĩ Nội tổng hợp phân loại đúng mức độ tương tác của các 
cặp thuốc thường gặp so với bác sĩ ở các chuyên khoa khác  ………………………………….  27
Hình 3.7. So sánh tỷ lệ bác sĩ Nhi phân loại đúng mức độ tương tác của cặp thuốc 
thường gặp so với bác sĩ ở các chuyên khoa khác  …………………………………………………  28
Hình 3.8. Mức độ quan tâm của bác sĩ về vấn đề tương tác thuốc  …………………………..  35
Hình 3.9. Mức độ ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc của 
bác sĩ khi kê đơn  ………………………………………………………………………………………………  35
Hình 3.10. Mức độ đồng ý của bác sĩ về một số phát biểu về tương tác thuốc  ………….  36
Hình 3.11. Các nguồn thông tin tra cứu về tương tác thuốc  ……………………………………  37

Leave a Comment