Phân tích một số thay đổi về xét nghiệm sinh học trong suy thận man ỏ trề dưới 15 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương trong 5 năm(1999-2004).
Suy thận mạn là kết quả của tất cả các bệnh thận mạn tính. Hậu quả của suy thận mạn là gây giảm mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm tới 5ml/phút/1,73m2 thì khi đó bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối của suy thận mạn và sẽ rat khó khăn để cứu sống các bệnh nhân này. Chúng tôi nghiên cứu mô tả hồi cứu 116 bệnh nhân bị suy thận mạn ở khoa thận tiết niệu bệnh viện Nhi trung ương trong 5 năm (từ tháng 7/1999 đế’n tháng 7/ 2004) nhằm phân tích sự thay đổi sinh hoá máu trên những bệnh nhân này. Chúng tôi nhận thấy rằng:
Số bệnh nhân bị suy thận mạn tính chiếm 3,9% tổng số bệnh nhân nhập viện tại khoa thận tiết niệu bệnh viện Nhi trung ương. Gần một nửa số bệnh nhân suy thận mạn nhập viện ở giai đoạn cuối (giai đoạn IlIb, IV), không có bệnh nhân nào nhập viện trong giai đoạn I của bệnh. Các biến đổi sinh học tăng dần theo giai đoạn của suy thận mạn: tình trạng rối loạn canxi- phospho máu thường gặp trong giai đoạn III, IV của suy thận mạn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mãn tính gây giảm sút tuần tiến các nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận [9].Mức lọc cầu thận phản ánh số lượng các nephron hoạt động. Khi mức lọc cầu thận giảm đến một mức nào đó thì sẽ gây nên những biến loạn về sinh hoá máu [2,8,9].Tiến triển của bệnh thường kín đáo sau nhiều tháng, nhiều năm, khi mức lọc cầu thận giảm xuống còn 40-50 ml/phút/1,73 m2 thì xuất hiện những triệu chứng của ure huyết cao và khi mức lọc cầu thận giảm xuống còn 5 ml/phút/1,73 m2 là suy thận giai đoạn cuối, tiên lượng bệnh khó khăn và tỷ lệ tử vong cao [4,14].
Hầu hết các bệnh nhân không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, khi bệnh nhân đến viện thường ở giai đoạn cuối nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp cho điều trị tốt hơn [10].
Ở giai đoạn đầu của suy thận thì các xét nghiệm về sinh học đã thay đổi tuy nhiên không hằng định do khả năng bù trừ của thận, đây là triệu chứng có giá trị để chẩn đoán và tiên lượng bệnh sớm [11,12].
Để điều trị được hiệu quả cần phải phát hiện sớm và việc phòng bệnh từ lứa tuổi trẻ em cần được coi trọng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm:
Nghiên cứu đặc điểm sinh hóa máu trong suy thận mạn ở trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu hồi cứu mô tả 116 trẻ từ 0 đến 15 tuổi được chẩn đoán và điều trị suy thận mạn tại khoa thận tiết niệu bệnh viện Nhi trung ương từ 7/1999 đến 7/2004.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Thời gian bị bệnh > 6 tháng
+ Với trẻ < 10 tuổi: Mức lọc cầu thận giảm 50% so với tuổi (theo phân loại cổ điển, tức là phân loại giai đoạn theo chỉ mức lọc cầu thận).
+ Với trẻ trên 10 tuổi: phân loại giai đoạn bệnh dựa vào mức lọc cầu thận và nồng độ creatinin máu (theo Nguyễn Văn Xang):
Mức lọc cầu thận tính theo công thức của Schwartz [52]: h (cm)
Ccreatinine = k. (ml/phút/1,73 m2)
P I ‘
k: Hệ số tương quan = 0,4 (trẻ > 2 tuổi) và 0,41 (trẻ < 2 tuổi) [3,5]. h: chiều cao cơ thể tính bằng cm
Pcreatinin máu : Nồng độ creatinine huyết tương tính bằng mg%
Các số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhấ’t.
Các số liệu được sử lý theo phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Tỷ lê mắc bênh:
Nhận xét: Suy thận mạn gặp khoảng (116/3010)3,9% tổng số bệnh nhân thận-tiết niệu nhập viện.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số’ các nghiên cứu khác như ấn độ (11,6%), Pakistan(10-12%) [13]. Sở dĩ có sự khác biệt này là do chúng tôi nghiên cứu tại bệnh viện tuyế’n trung ương nên một số bệnh nhân khác đã và đang được điều trị tại tuyế’n dưới.
2. Phân bô’ suy thân mạn theo giai đoạn:
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích