Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp hàng thứ 2, với tỷ lệ từ 5-10% tại các bệnh viện tại Việt Nam. Hậu quả của NKVM làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tử vong và chi phí điều trị. Sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ [6] [37] [41].
Một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ NKVM là sử dụng kháng sinh dự phòng. Theo Bruke và cộng sự, sử dụng KSDP hợp lý có thể giảm 50% tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, góp phần làm giảm chi phí cho người bệnh [16]. Tuy nhiên các nghiên cứu thực hiện gần đây cho thấy việc thực hành sử dụng KSDP còn nhiều hạn chế như lựa chọn kháng sinh chưa hợp lý, thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật quá dài, thời điểm đưa liều dự phòng chưa phù hợp…[28]. Điều đó dẫn đến nhiều hậu quả như gia tăng vi khuẩn kháng thuốc, tăng gánh nặng cho bệnh nhân, xã hội. Vì vậy, nhu cầu xây dựng và triển khai các đề án KSDP trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh nhằm nâng cao chất lượng điều trị tại các bệnh viện là cần thiết.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là bệnh viện hạng I của tỉnh, sử dụng đến kháng sinh hợp lí luôn là vấn đề được quan tâm trong quá trình thực hành lâm sàng tại đơn vị, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật. Tại bệnh viện, bệnh nhân mổ lấy thai chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phòng trên nhóm bệnh nhân này. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân có sử dụng kháng sinh được chỉ định phấu thuật mổ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ tháng 1/1/2019 đến 30/6/2019.
2. Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh theo kiểu dự phòng của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Từ kết quả thu được, nhóm nghiên cứu hy vọng đề xuất được các biện pháp góp phần sử dụng KSDP hợp lý, an toàn và hiệu quả trên các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai tại đơn vị
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ……………………………………………………….. 3
1.1.2. Phân loại ………………………………………………………………………………………. 3
1.1.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ …………………………………………….. 5
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………………….. 6
1.1.5. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ……………………………….. 11
1.2. Tổng quan về kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật. ………………… 11
1.2.1. Khái niệm kháng sinh dự phòng …………………………………………………….. 11
1.2.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng …………………………………………… 11
1.2.3. Lựa chọn kháng sinh dự phòng ……………………………………………………… 12
1.2.4. Liều kháng sinh dự phòng …………………………………………………………….. 12
1.2.5. Đường dùng kháng sinh dự phòng …………………………………………………. 12
1.2.6. Thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng ………………………………………… 13
1.2.7. Lưu ý khi sử dụng KSDP ……………………………………………………………… 13
1.3. Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai ……………………………………… 14
1.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai .. 14
1.3.2. Thời điểm dùng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai …………………… 15
1.3.3. Các khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai ……………………………. 16
1.4. Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. ………………………….. 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………. 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………….. 19
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu chia sẻtại CANHGIACDUOC.ORG.VN và facebook CANHGIACDUOC
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. ………………………………………………………………………. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………… 19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………… 19
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………………. 19
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá. ……………………………………. 20
2.3. Xử lý số liệu: ……………………………………………………………………………… 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 24
3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu …………………….. 24
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ……………………………………………… 24
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ NKVM và đặc điểm nhiễm khuẩn trước phẫu thuật …. 25
3.1.3. Đăc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu……………………………………….. 26
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ………………………………………………….. 26
3.1.5. Tình trạng bệnh nhân ra viện …………………………………………………………. 27
3.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu. …………………. 27
3.2.1. Kháng sinh được sử dụng trước, trong và sau ngày phẫu thuật ………….. 27
3.2.2. Phân tích sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng trên bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu. …………………………………………………………………………………………….. 29
3.2.3. Thời điểm dừng kháng sinh sau phẫu thuật ……………………………………… 31
3.2.4. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiều dự phòng …… 32
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 35
4.1. Đặc điểm bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Ninh …………………………………………………………………. 36
4.2. Phân tích việc sử dụng kháng sinh theo kiểu dự phòng tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ 01/01/2019 đến 30/06/2019 …………………….. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC