PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2008

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2008

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2008.Phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reaction-ADR) là một vấn đề nổi cộm trong sử dụng thuốc. Ở một số quốc gia, ADR nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân, ADR cũng gây kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [8]. Để phòng tránh và giảm thiểu tác động của ADR cho bệnh nhân, việc xây dựng một cơ chế đánh giá và theo dõi an toàn thuốc (hệ thống Cảnh giác dược-Pharmacovigilance) trong thực hành lâm sàng là hết sức cần thiết. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, việc tiếp nhận, thẩm định và lưu trữ báo cáo ADR tại các Trung tâm theo dõi ADR đó bước đầu góp phần thúc đẩy công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ y tế trong thực hành điều trị. Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống Cảnh giác dược quốc gia, với mong muốn có được một cái nhìn khái quát và toàn diện về công tác báo cáo ADR tại Việt Nam, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích các báo cáo tự nguyện ADR tại các cơ sở điều trị ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao số lượng, chất lượng thông tin trong báo cáo và nhận thức của cán bộ y tế về báo cáo ADR.

Leave a Comment