PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH Y TẾ THỰC HIỆN Ở TP HCM THỜI KỲ 2004-2007
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH Y TẾ THỰC HIỆN Ở TP HCM THỜI KỲ 2004-2007.Nền kinh tế Việt nam trong những thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh ra những tồn tại:
– Sự phân hóa giàu nghèo .
– Sự cách biệt về cuộc sống giữa các vùng, miền, thành phố.
– Sự không công bằng về đời sống, về hưởng thụ các dịch vụ, kể cả dịch vụ y tế.
Chính vì vậy, thực hiện công bằng xã hội đang là vấn đề được Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm. Đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đây là một quan điểm lớn của Đảng, Chính phủ và ngành y tế nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong lĩnh vực kinh tế y tế vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó cho hoạt động y tế là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện các yêu cầu trong định hướng công bằng và có hiệu quả.
Như vậy, việc tổng kết các nguồn vốn y tế dưới nhiều tổ chức cung cấp vốn khác nhau và quá trình sử dụng nguồn vốn đó cho các đối tượng cho quốc gia, từng vùng và thành phố rất cần thiết và cấp bách.
Tài khoản Y tế Quốc gia (TKYTQG) nói chung, TKYT lập cho từng tỉnh, thành phố là một công cụ hữu ích để mô tả một cách có hệ thống nguồn tài chính hình thành và việc sử dụng các nguồn vốn đó để phục vụ cho các hoạt động của ngành y tế. Tại các nước kinh tế phát triển, TKYTQG đã được định kỳ tính toán để phân tích thực trạng và xây dựng chính sách tài chính y tế quốc gia, dựa trên “Hệ thống Tài khoản Y tế tiêu chuẩn” do Tổ chức của các nước kinh tế phát triển – OECD và Tổ chức y tế thế giới – WHO nghiên cứu và thống nhất ban hành, hướng dẫn cho cả các nước đang phát triển ứng dụng.
Năm 1998, Bộ Y tế Việt Nam được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan đã lần đầu tiên tiến hành lập thử nghiệm TKYTQG. Theo Quyết định số: 1122/2002/QĐ-BYT do Bộ Trưởng Bộ Y tế ký ngày 03/4/2002, TKYTQG tiếp tục được nghiên cứu và xây dựng một cách có hệ thống hơn, cả về phương pháp luận và việc tính toán số liệu cụ thể cho các tài khoản tổng họp cũng như chi tiết của các năm từ 1998 đến 2008.
Để thực hiện thể chế hoá công tác lập TKYTQG trên phạm vi cả nước cũng như cho tỉnh, thành phố, ngày 24/11/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 305/2005/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia; trong đó đã giao cho Bộ Y tế cùng với các Bộ ngành, các sở ban ngành trực thuộc ƯBND tỉnh thành phố hàng năm tiến hành thu thập thông tin tính chỉ tiêu: “Chi cho hoạt động sự nghiệp Y tế”; phân theo nguồn vốn và khoản mục chi tiêu. Vì vậy, kết quả tính toán TKYTQG giai đoạn 1998-2000 cũng như 2001-2008 do Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Y tế biên soạn và công bố vẫn là một kết quả nghiên cứu, cung cấp số liệu thống kê phân tích về tình hình tài chính y tế của Việt Nam trong những năm qua. Song, trong quá trình biên soạn, nhóm nghiên cứu đã cố gắng thu thập các số liệu có độ tin cậy cao về tài chính của toàn ngành và từng địa phương từ các tài liệu thống kê chính thức được công bố, trong Niên giám thống kê đã được xuất bản, các kết quả điều tra của Tổng Cục Thống kê về mức sống dân cư và chi tiêu hộ gia đình, các số liệu do các cơ quan, đơn vị có liên quan cho sử dụng; đồng thời áp dụng các phương pháp toán thống kê thông dụng để suy rộng và lập các biểu thuộc TKYTQG của các năm.
TKYTQG các năm 2001-2008, ngoài việc lập trên phạm vi cả nước, còn lập cho 8 vùng kinh tế, tiến hành nghiên cứu sơ đồ, tổ chức thu thập nguồn thông tin, xây dựng phương pháp tính suy rộng lập TKYT cho một số tỉnh trọng điểm của mỗi miền: Bắc, Trung, Nam để làm căn cứ, rút kinh nghiệm để mở rộng cho các tỉnh khác trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.
Sự cần thiết lập TKYT và tỉnh các chỉ tiêu phân tích về nguồn và sử dụng nguồn tài chính YT trên phạm vi Thành phố:
a. Tỉnh, thành phố ở VN là một cấp quản lý kinh tế, có tổ chức chính quyền, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có nguồn NS, có kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, mục tiêu nâng cao mức sống, phát triển về giáo dục, y tế, văn hoá… phù hợp với trình độ kinh tế, muác sống riêng. Các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố muốn quản lý kinh tế xã hội của địa phương mình cần phải có thông tin chi tiết và tổng hợp của tất cả các hoạt động nói chung và ngành y tế nói riêng.
b. Tổ chức hoạt động y tế địa phương trực thuộc ƯBND tỉnh, thành phố; do NSĐP cấp và quản lý kinh phí.
C. TỔ chức thông tin thống kê và kế toán ngành y tế theo cấp quản lý; trong đó sở y tế theo dối tổng họp báo cáo của các đơn vị trực thuộc địa phương.
Những vấn đề chủ yếu trên đã trở thành tiền đề quan trọng thực hiện lập Tài khoản y tế và tính các chỉ tiêu phân tích về nguồn và sử dụng nguồn tài chính y tế trên phạm vi Thành phố, tỉnh.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn với số lượng dân cư đông đúc, hơn nữa đây cũng là thành phố có những bệnh viện cũng như trung tâm y tế lớn thu hút bệnh nhân từ các vùng miền khác đến. Nguồn tài chính y tế thực hiện trến thành phố bao gồm nhiều loại: Từ NSNN, BHXH, từ tiền túi của HGĐ, từ các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện.. .Vì vậy, cần có một phân tích cụ thể về Tổng nguồn và Sử dụng nguồn tài chính y tế, từ đó đánh giá thực trạng về quá trình chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng của từng nguồn và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động y tế; đồng thời tính các chỉ tiêu phản ảnh mức độ công bằng, hiệu quả và chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong những năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích thực trạng nguồn và sử dụng nguồn tài chính y tế thực hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2004-2007” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
1. Đánh giá đúng mức độ xã hội hóa y tế thực hiện tại Tp Hồ Chí Minh từ 2004 đến 2007.
2. Phản ánh quá trình chu chuyển của các nguồn vốn đầu tư cho Y tế những năm qua.
3. Phân tích đánh giá quá trình sử dụng vốn trong hoạt động Y tế từ 2004 – 2007.
4. Đề ra các giải pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và so sánh với những thành phố, tỉnh khác trên cả nước.
Phương pháp nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu:
– Nghiên cứu các kinh nghiệm về lập TKYTQG ở các nước trên thế giới, tập trung vào các nước có giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tương đương Việt nam.
– Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm đó, sẽ xây dựng một hệ thống tổ chức thông tin, quy định các chỉ tiêu báo cáo…nhằm phục vụ cho lập TKYTQG ở Việt Nam. Đề xuất các phương pháp phân tích nên được ứng dụng tại Việt Nam để đánh giá thực trạng về nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính y tế .
– Đề xuất các điều chỉnh cần thiết để ứng dụng có hiệu quả các phương pháp lập cũng như phân tích TKYTQG ở các thành phố, tỉnh. Bên cạnh đó, tính các chỉ tiêu nhằm phản ánh các quan hệ tỷ lệ quan trọng, phản ánh hiệu quả và công bằng xã hội trong quá trình tạo nguồn tài chính và sử dụng tài chính trong ngành y tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đề tài đã cố gắng thu thập tài liệu có độ tin cậy cao về Nguồn và Sử dụng nguồn tài chính y tế ở Thành phố HCM. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, nhóm đề tài đã vận dụng những phương pháp tính toán, phân tích của khoa học thống kê để đánh giá thực trạng nguồn và sử dụng nguồn tài chính y tế ở Thành phố HCM, phân tích cụ thể ở bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện lớn của Thành phố nhằm đưa ra các biện pháp hữu hiệu góp phần quản lý hiệu quả các nguồn tài chính y tế, thực hiện mục tiêu công bằng, chất lượng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
MUC LUC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH Y TẾ THỰC HIỆN Ở TP HCM THỜI KỲ 2004-2007
Trang
Lời mở đầu 1
Phần môt
KHÁI NIỆM Cơ BẢN VÈ TKQGYT VÀ Cơ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
A. CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN
I. Khái niệm của TKYTQG 5
II. Nội dung TKYTQG 5
in. Khái niệm Tổng tài chính y tế quốc gia – Tổng TCYTQG 8
IV. Khái niệm về từng nguồn tài chính y tế: 12
B. TÔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THÓNG Y TẾ VIỆT NAM
I. Hệ thống y tế công lập 17
II. Hệ thống Y tế ngoài Nhà nước (ngoài công lập) 19
III. Một số đặc điểm của hệ thống Y tế Việt Nam 19
c. CÁC PHÂN LOẠI CHỦ YẾU 22
I. Phân loai “TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN” 32
II. Phân loại “HOẠT ĐỘNG Y TÉ” 35
III. Phân loại “ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH vụ Y TÉ” 38
• • • •
Phần hai
Cơ SỞ THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TCYT CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
A. Cơ SỞ THÔNG TIN
I. Thế nào là “Tổng tài chính y tế tỉnh, thành phổ ?” 41
II. Nguồn thông tin, phưong pháp tính các chỉ tiều thuộc nguồn TCYT 42
từ NSNN
III. Nguồn thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu thuộc nguồn TCYT 44
từ BHYT và BHXH
rv. Nguồn thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu Chi trực tiếp từ 45 ngoài NSNN cho hoạt động y tế
V. Nguồn thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu thuộc nguồn từ viện trơ, vay nước ngoài
B. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG TÀI CHÍNH Y TẾ NGOÀI NSNN I. Phưong pháp tính Tổng TCYT của Hộ gia đình ILTổng TCYT của TCTCTG là doanh nghiệp, trường học
III. Tổng TCYT của TCTCTG là Tổ chức từ thiện
IV. Nguồn số liệu và phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích chủ yếu
Phần ba
MỘT SỐ PHÂN TÍCH VÈ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Y TÉ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BÊNH VIÊN TỪ DŨ TỪ 2004 – 2007
• •
A. TÓM TẮT HỆ THỐNG BIỂU PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ sử DỤNG NGUỒN TCYT TẠI TP HCM I.Phản ánh quy mô tổng chi y tế
ILPhản ánh chuyển dịch cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn TCYT
III. Phản ánh tốc độ tăng trưởng
IV. Phản ánh hiệu quả và các tỷ lệ quan trọng
B. PHÂN TÍCH HÌNH TÀI CHÍNH Y TỂ TP HCM
I. Tổng quan về tài chính y tế cả nước
II. Tình hình tài chính y tế thực hiện trên TPHCM giai đoạn 2004 – 2007.
c. Tình hình tài chính Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2005 – 2009
I. Tổng nguồn tài chính Bệnh viện Từ Dũ
II. Phân tích và kết luận
Phần bốn
KẾT LUÂN VÀ MÔT SỐ KIỂN NGHI
A. KÉT LUẬN TỪ KÉT QUẢ PHÂN TÍCH
I. Tình hình tài chính y tế cả nước
II. Tình hình tài chính y tế Tp HCM
B. MÔT SỐ KIÉN NGHI
Nguồn: https://luanvanyhoc.com