Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện E năm 2014

Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện E năm 2014

Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014.Kể  từ  khi Penicillin  –  kháng sinh (KS) đầu tiên đƣợc phát hiện năm 1928  đến  nay, các nhà khoa học trên thế  giới đã tìm ra rất nhiều KS  mới, giúp con ngƣời chống  lại đƣợc các bệnh nhiễm khuẩn mà trƣớc đó chƣa từng có thuốc đặc trị.  KS đã đóng  một vai trò quan trọng trong  dự  phòng,  điều trị  các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,  cứu sống rất nhiều tính mạng. 
Tuy nhiên  ngày nay,  nhiều  vi khuẩn trở  nên kháng thuốc,    một số  ít vi khuẩn thậm  chí còn kháng tất cả  các loại KS  và  KS  bị  mất hiệu lực. Ngƣời ta đã dự  đoán rằng  tình  trạng này sẽ tiếp tục xuất hiện và lan rộng [30]. Kháng KS  của hàng loạt các tác nhân gây nhiễm khuẩn đang là mối đe dọa ngày  một  gia tăng trong cộng đồng, thu hút sự  quan tâm của nhiều quốc gia trên thế  giới. 


Vấn  đề  nghiêm  trọng  đến  mức  thách  thức  mọi  thành  tựu  của  y  học  hiện  đại.  Kỷ nguyên hậu  KS  –  khi mà những nhiễm khuẩn thông thƣờng và những vết thƣơng nhẹ cũng có thể  giết chết ngƣời  –  tƣởng nhƣ không thể  xảy ra, lại  đang  là một khả  năng  thực sự hiện hữu trong thế kỷ 21 [32].
Bất kỳ việc sử dụng KS nào, dù “hợp lý” hay “bất hợp lý” đều góp phần làm xuất  hiện và lan rộng vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ  ra mối quan hệ  trực  tiếp giữa việc sử  dụng  KS  và sự  lan rộng của vi khuẩn kháng thuốc  [22, 25, 26,  27,  29].  Một số  nghiên cứu khác cũng chỉ  ra rằng việc giảm sử  dụng KS  có thể  làm chậm  sự xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc [18, 22].
Các bệnh viện  một mặt cần  đảm bảo cung cấp đầy đủ  thuốc  KS, mặt khác phải  kiểm soát và nâng cao thực hành kê đơn  KS của thầy thuốc nhằm  giảm thiểu tác dụng  không mong muốn và kháng thuốc của vi khuẩn. Sử  dụng  KS  thiếu kiểm soát tất yếu  sẽ  dẫn đến việc lạm dụng thuốc, hiệu quả  điều trị kém,  tăng chi phí  chữa bệnh. Do đó,  việc quản lý chặt chẽ sử dụng loại thuốc quan trọng này là rất cần thiết.
Trung tâm Tim mạch  –  Bệnh viện E  (TTTM  –  BVE)  thành lập năm 2009  nhằm  đáp  ứng nhu cầu lớn hiện nay về  chẩn đoán, điều  trị  phẫu thuật cho  bệnh nhân  (BN)  mắc bệnh lý tim mạch. Tại đây,  KS  là một nhóm thuốc quan trọng,  đƣợc sử  dụng tại  hầu hết các  khoa phòng  đặc biệt trên đối tƣợng BN phẫu thuật,  trong đó  có  một số thuốc  là  biệt  dƣợc  giá  tiền  cao.  Tuy  nhiên,  việc  sử  dụng  KS  tại  TTTM  –  BVE  nói  chung và trên đối tƣợng BN phẫu thuật nói riêng nhƣ thế nào, cho đến nay vẫn chƣa có  một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề  tài “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014”  với hai mục tiêu sau:
1.  Khảo sát  thực trạng tiêu thụ  Kháng sinh tại  Trung tâm Tim mạch –  Bệnh viện  E năm 2014.
2.  Phân tích  thực trạng sử  dụng Kháng sinh  trên  bệnh nhân  phẫu thuật  tim mạch  tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014. Từ  đó đề  xuất  giải  pháp nhằm nâng cao hiệu quả  sử  dụng  thuốc  KS  tại  TTTM – BVE

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………..  i
DANH MỤC BẢNG  ……………………………………………………………………………………………..  ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ  ………………………………………………………………………..  iii
ĐẶT VẤN ĐỀ  ………………………………………………………………………………………………………  1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………………………….  3
1.1.  Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng kháng sinh  ………………………………………  3
1.1.1.  Định nghĩa kháng sinh  ……………………………………………………………………………….  3
1.1.2.  Phân loại kháng sinh …………………………………………………………………………………  3
1.1.3.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị  ……………………………………………….  5
1.1.4.  Nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật  ………..  6
1.2.  Các chỉ số sử dụng kháng sinh  ……………………………………………………………………..  10
1.2.1.  Các chỉ số liên quan đến điều trị  ……………………………………………………………….  10
1.2.2.  Chỉ số chăm sóc bệnh nhân  ………………………………………………………………………  12
1.2.3.  Chỉ số bổ sung  …………………………………………………………………………………………  12
1.3.  Một số  kết quả  nghiên cứu  liên quan đến  sử  dụng kháng sinh trên thế  giới và tại 
Việt Nam  …………………………………………………………………………………………………………….  12
1.3.1.  Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh trên thế giới  …………  12
1.3.2.  Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh tại Việt Nam  ………..  15
1.4.  Vài nét về Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E  ………………………………………………  19
1.4.1.  Chức năng, nhiệm vụ và quy mô  ………………………………………………………………..  19
1.4.2.  Cơ cấu tổ chức, nhân lực  ………………………………………………………………………….  19
1.4.3.  Công tác chuyên môn  ……………………………………………………………………………….  20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ……………………………….  24
2.1.  Đối tƣợng nghiên cứu  ………………………………………………………………………………….  24
2.1.1.  Đối tượng nghiên cứu  ………………………………………………………………………………  24
2.1.2.  Thời gian nghiên cứu  ……………………………………………………………………………….  24
2.2.  Phƣơng pháp nghiên cứu  ……………………………………………………………………………..  24
2.2.1.  Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………………………….  24 
2.2.2.  Phương pháp xử lý số liệu  ………………………………………………………………………..  29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ……………………………………………………………………  34
3.1. Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014  ..  34
3.1.1.  Cơ cấu về số  lượng, giá trị  sử dụng của kháng sinh trong danh mục thuốc  …………..  34
3.1.2.  Cơ cấu về số lượng, chi phí kháng sinh theo nguồn gốc, xuất xứ  …………………..  34
3.1.3.  Cơ cấu kháng sinh về  số  lượng và giá trị  sử  dụng theo  nhóm: thuốc biệt dược 
gốc hay thuốc theo tên generic  ………………………………………………………………………………  35
3.1.4.  Tỷ  lệ  về  đường  dùng  theo  nguồn  gốc,  cơ  cấu  về  nhóm  theo  cấu  trúc  hóa  học
thuốc kháng sinh  ………………………………………………………………………………………………….  35
3.1.5.  Liều DDD/ 100 ngày nằm viện của từng kháng sinh  …………………………………….  37
3.2.  Phân tích thực trạng sử  dụng kháng sinh trên  bệnh nhân  phẫu thuật tim mạch tại 
Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014  ……………………………………………………….  39
3.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu  …………………………………………………………………………….  39
3.2.2.  Phân tích thực trạng sử  dụng  kháng sinh  điều trị  trên  bệnh nhân  phẫu thuật tim 
mạch  …………………………………………………………………………………………………………………..  43
3.2.2.1. Phần trăm bệnh nhân phẫu thuật tim m ạch sử  dụng kháng sinh điều trị  ………………..  43
3.2.2.2.   Số  kháng sinh  trung bình được kê trên bệnh nhân  phẫu thuật tim mạch  ………………  44
3.2.2.3.  Phần trăm kháng sinh  điều trị  được kê nằm trong danh mục thuốc của bệnh viện
………………………………………………………………………………………………………………………….  45
3.2.2.4.    Thời gian sử  dụng  kháng sinh  điều trị  sau mổ  trung bình trên  bệnh nhân  phẫu 
thuật tim mạch  …………………………………………………………………………………………………….  46
3.2.2.5.  Phần trăm chi phí sử  dụng  kháng sinh  so với tổng chi phí sử  dụng thuốc đối với 
bệnh nhân phẫu thuật tim mạch trong Báo cáo chi phí nội trú…………………………………..  50
3.2.2.6. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân phẫu thuật tim mạch  …………………  50
3.2.2.7. Phần trăm bệnh nhân làm xét nghiệm vi sinh, kháng sinh đồ  trên tổng số  bệnh 
nhân phẫu thuật tim mạch có sử dụng kháng sinh điều trị  ………………………………………..  51
3.2.3.  Phân tích thực  trạng sử  dụng  kháng sinh dự  phòng  trên  bệnh nhân  phẫu thuật tim 
mạch  …………………………………………………………………………………………………………………..  51
3.2.3.1. Phần trăm bệnh nhân phẫu thuật tim mạch được kê dùng kháng sinh dự phòng  51
3.2.3.2.  Phần trăm  bệnh nhân  phẫu thuật tim mạch sử  dụng  kháng sinh dự  phòng  trong 
vòng 60’ trước khi rạch dao  ………………………………………………………………………………….  52
3.2.3.3.  Phần trăm bệnh nhân  sử  dụng kháng sinh dự  phòng  trong các  khoảng thời gian 
< 24 h; 24 – 48 h; >48h:  ………………………………………………………………………………………  52 
Chƣơng 4. BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………………………….  53
4.1.  Bàn luận về  thực trạng tiêu thụ  kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch  -Bệnh viện E 
năm 2014  ……………………………………………………………………………………………………………  53
4.2.  Bàn luận về  thực trạng sử  dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch 
năm 2014  ……………………………………………………………………………………………………………  54
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu  ……………………………………………………………………………  54
4.2.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị  …………………………………………………………  55
4.2.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng  ………………………………………………………  59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  ……………………………………………………………………………….  62
TÀI LIỆU THAM KHẢO  …………………………………………………………………………………….  62
PHỤ LỤC  …………………………………………………………………………………………………………..  6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment