Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2020
Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2020.Sự ra đời của thuốc kháng sinh đã làm thay đổi công cuộc phát triển của y học hiện đại trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cứu sống hàng triệu người. Tuy nhiên, kháng sinh đang dần mất đi hiệu quả do tình trạng kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh hiện nay đang là mối đe doạ đối với sức khoẻ con người. Sử dụng kháng sinh không hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh. Ước tính, trong số những người bệnh nhập viện mà có sử dụng kháng sinh thì có khoảng 30% đến 50% người bệnh không được sử dụng kháng sinh hợp lý [33]. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý có thể dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, tăng chi phí điều trị của người bệnh và gia tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Tại Mỹ, số người phải đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh rất cao. Hơn 2,8 triệu người mắc các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc mỗi năm, khiến cho hơn 35.000 người tử vong [32].
Cùng với thế giới, Việt Nam trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe doạ ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cơ sở y tế, trong cộng đồng. Bộ Y tế đã đưa ra nhiều chiến lược giám sát sử dụng kháng sinh hợp lý, các chương trình cấp quốc gia, ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020”, góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang có nguy cơ gia tăng hiện nay.
Tại bệnh viện, việc sử dụng kháng sinh hợp lý góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng, đảm bảo an toàn, giảm thiểu biến cố bất lợi cho người bệnh, giảm khả năng xuất hiện đề kháng kháng sinh, giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị. Vì vậy, việc phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, thúc đẩy chính sách sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, an toàn.
Bệnh viện Kiến An là bệnh viện hạng I tuyến thành phố, có nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân năm quận huyện phía Tây – Nam thành phố Hải Phòng. Tại đây, nhóm thuốc kháng sinh chiếm phần lớn trong giá trị tiêu thụ tiền thuốc sử dụng của bệnh viện, trong đó việc sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện.
Với mong muốn nâng cao chất lượng việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện, đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2020” được tiến hành thực hiện với hai mục tiêu sau:
1.Mô tả cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020.
2.Phân tích thực trạng chỉ định kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện.
MỤC LỤC Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2020
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương về thuốc kháng sinh 3
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh 3
1.1.2 Phân loại kháng sinh 3
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 4
1.1.4 Đánh giá sử dụng kháng sinh trong bệnh viện 5
1.2 Tổng quan về kháng sinh nhóm carbapenem 6
1.2.1 Phổ tác dụng 6
1.2.2 Vị trí của carbapenem trong phác đồ điều trị nhiễm khuẩn 7
1.2.3 Chỉ định carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn 7
1.2.4 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian tiêm truyền kháng sinh
carbapenem 8
1.2.5 ADR của kháng sinh nhóm carbapenem 10
1.3 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú 10
1.3.1 Trên thế giới 10
1.3.2 Tại Việt Nam 14
1.4 Một vài nét về Bệnh viện Kiến An – Hải Phòng 20
1.4.1 Giới thiệu về Bệnh viện Kiến An – Hải Phòng 20
1.4.2 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng 21
1.5 Tính cấp thiết của đề tài 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 24
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Các biến số nghiên cứu 24
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu 29
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 31
2.3.4 Mẫu nghiên cứu 32
2.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Mô tả cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại
Bệnh viện Kiến An năm 2020 36
3.1.1 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị sử dụng thuốc 36
3.1.2 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng 36
3.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hoá học 37
3.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng 38
3.1.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh biệt dược gốc và thuốc kháng sinh generic 39
3.1.6 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ 39
3.1.7 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần 40
3.1.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*) cần hội chẩn trước khi sử dụng 40
3.1.9 DDD/100 ngày giường của kháng sinh 41
3.2 Phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh nhóm carbapenem
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020. 42
3.2.1 Bệnh án có hội chẩn trước khi sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem 42
3.2.2 Thời gian sử dụng và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem trong
một bệnh án 43
3.2.3 Cơ cấu kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng 44
3.2.4 Phác đồ kháng sinh nhóm carbapenem 45
3.2.5 Bệnh án có chỉ định xét nghiệm vi sinh 46
3.2.6 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đoán 47
3.2.7 Phối hợp kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn 49
3.2.8 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian truyền kháng sinh nhóm
carbapenem 52
3.2.9 ADR nghi ngờ do kháng sinh nhóm carbapenem 55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 57
4.1 Về cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh
viện Kiến An năm 2020. 57
4.1.1 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị tiêu thụ thuốc điều trị nội trú 57
4.1.2 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng 58
4.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hoá học 58
4.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng 59
4.1.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic 60
4.1.6 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ 60
4.1.7 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần 61
4.1.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*), cần phải hội chẩn trước khi sử dụng
theo Thông tư 30/2018/TT-BYT 62
4.1.9 DDD/100 ngày giường của thuốc kháng sinh. 62
4.2 Về phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh nhóm carbapenem
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An năm 2020. 63
4.2.1 Bệnh án có đầy đủ biên bản hội chẩn và phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh
trước khi sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem. 63
4.2.2 Thời gian sử dụng và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem trong
một bệnh án. 63
4.2.3 Cơ cấu kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng 64
4.2.4 Phác đồ kháng sinh nhóm carbapenem 64
4.2.5 Bệnh án có chỉ định xét nghiệm vi sinh 65
4.2.6 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đoán 66
4.2.7 Phối hợp kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị nhiễm khuẩn 67
4.2.8 Liều dùng, khoảng cách đưa liều và thời gian truyền kháng sinh nhóm
carbapenem 69
4.2.9 ADR nghi ngờ do kháng sinh nhóm carbapenem 70
4.3 Một số hạn chế của đề tài 71
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học 3
Bảng 1.2 Phổ tác dụng kháng sinh nhóm carbapenem 6
Bảng 1.3 Liều dùng và khoảng cách đưa liều KS nhóm carbapenem ở người
chức năng thận bình thường 8
Bảng 1.4 Thời gian tiêm truyền kháng sinh carbapenem 9
Bảng 1.5 Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu 14
Bảng 1.6 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Kiến An 21
Hình 1.2 Tỷ lệ (%) GTSD thuốc kháng sinh trên tổng GTSD thuốc trong điều trị
nội trú tại Bệnh viện Kiến An qua các năm 23
Hình 1.3 Tình hình tiêu thụ kháng sinh nhóm carbapenem qua các năm 23
Bảng 2.7 Các biến số nghiên cứu 24
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh trên tổng giá trị sử dụng thuốc nội trú 36
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo khoa lâm sàng 36
Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nhóm cấu trúc hóa học 37
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam 38
Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc kháng sinh nhóm carbapenem 38
Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng 39
Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc kháng sinh biệt dược gốc và thuốc kháng sinh generic
39
Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ 40
Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thành phần 40
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc kháng sinh có dấu (*) 41
Bảng 3.18 DDD/100 ngày giường của kháng sinh 41
Bảng 3.19 Giá trị một liều DDD của kháng sinh nhóm carbapenem 42
Bảng 3.20 Tỷ lệ bệnh án có biên bản hội chẩn và phiếu yêu cầu sử dụng kháng
sinh 43
Bảng 3.21 Thời gian điều trị và giá trị sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem
trong một bệnh án 43
Bảng 3.22 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo khoa lâm sàng 44
Bảng 3.23 Số phác đồ kháng sinh trong một bệnh án 45
Bảng 3.24 Phác đồ sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem 45
Bảng 3.25 Lý do thay đổi phác đồ kháng sinh 46
Bảng 3.26 Bệnh án chỉ định xét nghiệm vi sinh 46
Bảng 3.27 Kết quả XNVS (và KSĐ nếu có) tương ứng với thời điểm sử dụng
kháng sinh 47
Bảng 3.28 Kháng sinh nhóm carbapenem sử dụng theo chẩn đoán 48
Bảng 3.29 Phối hợp kháng sinh carbapenem trong phác đồ ban đầu 50
Bảng 3.30 Phối hợp kháng sinh carbapenem trong phác đồ thay thế 51
Bảng 3.31 Liều dùng kháng sinh carbapenem phù hợp 53
Bảng 3.32 Các trường hợp sử dụng KS với liều dùng phù hợp 53
Bảng 3.33 Các trường hợp sử dụng KS với liều dùng chưa phù hợp 54
Bảng 3.34 Thời gian truyền kháng sinh nhóm carbapenem 55
Bảng 3.35 Số lượng bệnh án ghi nhận ADR nghi ngờ do KS carbapenem 55
Bảng 3.36 Các ADR nghi ngờ do kháng sinh ghi nhận được 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1.Bộ Y tế (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BYT, “Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện”.
2.Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015).
3.Bộ Y tế (2016), Quyết định số 772/QĐ-BYT, Quyết định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”.
4.Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà Xuất bản Y học.
5.Bộ Y tế (2018), “Thông tư 30/2018/TT-BYT, “Ban hành danh mục thuốc và tỉ lệ thanh toán đối với thuốc hoá dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất
đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”.
6.Bộ Y tế (2019), Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019, Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
7.Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5631/QĐ-BYT, Quyết định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”.
8.Nguyễn Thị Sơn Hà (2019), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
9.Quách Thị Thu Hà (2019), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học dược Hà Nội.
10.Nguyễn Hữu Hải (2019), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh carbapenem tại bệnh viện E Khoá luận tốt nghiệp ngành Dược học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Y Dược.
11.Ngô Thị Hằng, Hà Thị Bích Ngọc, Trần Đức, Hoàng Quốc Cường, Lại Thị Quỳnh (2019), “Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm thường gặp phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 11-2019, tr. 131.
12.Phạm Thị Mỹ Hồng (2019), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa Ngoại 3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội
13.Nguyễn Thị Liên Hương (2016), “Tổng kết các nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc (Mã số nghiên cứu: B7.5) – Dự án “Hỗ trợ hệ thống y tế” do quỹ toàn cầu tài trợ (Hợp phần 2.1: Tăng cường các hoạt động cảnh giác dược.)”.
14.Hoàng Thị Mai (2017), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong
điều trị nội trú tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba năm 2016, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội
15.Lê Duy Nam (2020), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
16.Trần Văn Ngọc, Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Thanh Nga (2017), “Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện”, Thời sự Y học. Chuyên đề hô hấp, tr. 64.
17.Ngô Thị Thu (2017), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Thanh Hoá, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
18.Trần Thị Thu Trang (2017), Khảo sát thực trạng sử dụng carbapenem tại Bệnh đa khoa Tỉnh Phú Thọ, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học
Dược Hà Nội.
19.Nguyễn Xuân Trung (2019), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
20.Phạm Hùng Vân, nhóm nghiên cứu MIDAS (2009), “Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng imipenem và meropenem của trực khuẩn Gram (-) dễ mọc – kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam “. 14(02), tr. 79-86.
Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2020
Nguồn: https://luanvanyhoc.com