Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015

Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015

Luận văn Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015.Thuốc là một trong những mắc xích quan trọng nhất giữa người bệnh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe [20]. Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [9]. Tình hình cung ứng, quản lý thuốc trong khu vực điều trị đã được chấn chỉnh. Trong mạng lưới cung ứng thuốc, bệnh viện là một mắt xích quan trọng, ở đó thuốc được cung cấp trực tiếp cho người bệnh.

Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện là các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện, từ việc lựa chọn, mua sắm đến cấp phát và quản lý việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Trong đó quản lý tồn trữ thuốc là một phần trong công tác quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện. Để thực hiện tốt mục tiêu cung ứng thuốc tốt thì phải đảm bảo tồn trữ thuốc sao cho thuốc luôn được cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu chi phí. Vi ệc tồn trữ quá nhiều loại thuốc với số lượng lớn, có thể làm tăng chi phí bảo quản, tồn trữ thuốc. Để giảm chi phí tồn trữ, bệnh viện phải duy trì mức tồn trữ thấp, tuy nhiên khi đó khả năng thiếu thuốc cho bệnh nhân có thể xảy ra và trong một số trường hợp sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không có thuốc kịp thời. Do đó quản lý tồn trữ thuốc hiệu quả là cân bằng được chi phí và nhu cầu về thuốc điều trị. Thực tế cho thấy, đây luôn là bài toán khó, làm đau đầu các nhà quản lý, từ việc theo dõi lượng tồn kho thuốc để đảm bảo thuốc luôn sẵn có cho bác sỹ kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân đến việc dự trù mua thuốc hàng tháng.
Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận được thành lập vào tháng 7/2007, đến nay đạt bệnh viện hạng II với quy mô hơn 200 giường bệnh.
Trong những năm gần đây, bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã và đang phát triển vượt bậc. Từ những lợi thế có được như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể cùng các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện được nâng cao; những kỹ thuật mới, tiên tiến được triển khai; bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã không ngừng hoàn thiện, phát triển về chất lượng khám chữa bệnh để phục vụ bà con trong và ngoài huyện.
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên, cùng với nhu cầu tìm hiểu, nhận thức rõ thực trạng tồn trữ thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015” nhằm mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015.
2.    Phân tích cơ số dự trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015
TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2005), Giáo trình Dược xã hội học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2.    Bộ Y tế (2001), Quản lý dược bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.185-205
3.    Bộ Y tế (2001), Triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001.
4.    Bộ Y Tế (2004), Hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh cong tác dược bệnh viện, Hà Nội.
5.    Bộ Y Tế (2011), Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
6.    Bộ Y Tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện., Hà Nội.
7.    Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sởy tế có giường bệnh, Hà Nội.
8.    Bộ Y Tế (2013), Quyết định số 02/QĐHN-BYT ngày 04/10/2013 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Hà Nội.
9.    Bộ Y Tế (2014), Quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
10.    Đoàn Thị Minh Huề (2014), Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
11.    Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị – Thực trạng và một số giải phát, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
12.    Lê Văn Thắng (2014), Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ thuốc tại Bệnh viện E năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
13.    Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2010), Pháp chế Dược, Nhà xuất bản giáo dục, (Ừ194-225).
14.    Phạm Thị Thanh Hiền (2013), Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
15.    Quốc hội (2005), Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
16.    Trần Bá Kiên, Nguyễn Thanh Bình, Hà Thái Sơn, Trần Thị Oanh (2014), “Phân tích thực trạng nhân lực dược tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ”, Tạp chí dược học, số 54 (6).
17.    Trần Thị Thanh Phương (2014), Phân tích thực trạng tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
18.    Trường ĐH Y tế công cộng (2001), Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường, NXB Y học.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Tổng quan về tồn trữ thuốc    3
1.1.1    Sự cần thiết phải tồn trữ thuốc    3
1.1.2    Các mức tồn kho    4
1.1.3    Chức năng của kho    4
1.1.4    Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích ABC    5
1.1.5    Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích VED    6
1.2    Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP”    7
1.2.1    Nhân sự    8
1.2.2    Địa điểm    8
1.2.3    Thiết kế, xây dựng    9
1.2.4    Trang thiết bị    9
1.2.5    Các quy trình bảo quản    10
1.2.6    Sắp xếp thuốc trong kho    11
1.2.7    Một số yêu cầu trong quy trình nhập hàng    12
1.2.8    Thuốc trả về    12
1.2.9    Hồ sơ tài liệu    13
1.3    Sơ lược về thực trạng tồn trữ thuốc    14
1.3.1    Thực trạng tồn trữ thuốc tại các nước trên thế giới    14
1.3.2    Thực trạng công tác tồn trữ tại một số bệnh viện trong nước    14
1.4    Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận    15
1.4.1    Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận    15
1.4.2    Vài nét về khoa Dược bệnh viện    16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1    Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    19
2.1.1    Đối tượng nghiên cứu    19
2.1.2    Địa điểm nghiên cứu    19
2.1.3    Thời gian nghiên cứu    19
2.2    Phương pháp nghiên cứu    19
2.2.1    Thiết kế nghiên cứu    19
2.2.2    Xác định biến số nghiên cứu    19
2.2.3    Chỉ số nghiên cứu    21
2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu    23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1    Thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo công tác tồn
trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận    24
3.1.1    Tổ chức nhân lực kho dược    24
3.1.2    Cơ sở hạ tầng kho Dược    26
3.1.3    Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm    28
3.2    Phân tích cơ cấu thuốc dự trữ tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận
năm 2015    33
3.2.1    Giá trị, số lượng xuất nhập trong kho    33
3.2.2    Giá trị xuất nhập tồn của một số nhóm thuốc    34
3.2.3    Cơ cấu thuốc hết trong năm 2015    38
3.2.4    Kiểm soát tồn kho bằng phân tích ABC    39
3.2.5    Kiểm soát tồn kho bằng phân tích VED    40
Chương 4: BÀN LUẬN    42
4.1    Về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo công
tác tồn trữ thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận    42
4.1.1    Tổ chức nhân lực khoa Dược và kho Dược    42
4.1.2    Cơ sở hạ tầng kho Dược    43
4.1.3    Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm    44
4.2    Về cơ cấu tồn trữ thuốc    46
4.2.1     Về tổng giá trị xuất nhập tồn của các nhóm thuốc    46
4.2.2     Đối với tổng giá trị của từng nhóm    47
4.2.3    Về cơ cấu thuốc hết    49
4.2.4    Về phân tích ABC    51
4.2.5    Về phân tích VED    52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    54 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leave a Comment