Phân tích tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Phân tích tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Luận vănPhân tích tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và cũng là một trong bốn bệnh không lây nhiễm dẫn đến tử vong nhiều nhất trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, toàn cầu có khoảng 9% dân số mắc bệnh đái tháo đường, trong đó số bệnh nhân không được chẩn đoán đái tháo đường chiếm 46,3%. Dự đoán đến năm 2035, trên thế giới sẽ có thêm 205 triệu người mắc đái tháo đường. Năm 2014 có khoảng 4,9 triệu người chết có nguyên nhân trực tiếp là đái tháo đường [62]. Ở Việt Nam, Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng theo mức độ đô thị hóa. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2014, Việt Nam có 5,71% dân số mắc đái tháo đường mà chủ yếu là đái tháo đường týp 2 [40].


Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường mà thuốc chỉ có tác dụng hạ glucose máu. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dược, thuốc điều trị đái tháo đường phong phú, đa dạng về hoạt chất, dạng bào chế, bao bì và giá cả. Do đó, quá trình điều trị đái tháo đường có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một cách hợp lý đảm bảo: hiệu quả – an toàn – kinh tế – tiện dụng [35], [10].

Hầu hết các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường được điều trị ngoại trú bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn và luyện tập phù hợp trong thời gian dài để kiểm soát đường huyết. Do đó, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ tuân thủ các chế độ điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính chỉ chiếm tỷ lệ 50% dân số nói chung, thậm chí còn thấp hơn ở các nước đang phát triển. Không tuân thủ điều trị được cho là nguyên nhân gây ra tử vong khoảng 125000 người trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện tăng lên khoảng 25% và tăng chi phí y tế lên khoảng 100 triệu đô la mỗi năm. Ngược lại, tuân thủ điều trị giúp cho bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn và giảm chi phí y tế [59]. Vì vậy, đánh giá mức độ tuân thủ điều trị, tìm nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ làm cơ sở để đưa ra biện pháp
thích hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Hiện nay, Khoa khám bệnh – phòng khám bệnh Nội tiết của bệnh viện đang quản lý và theo dõi việc điều trị ngoại trú của một lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường theo chương trình quản lý đái tháo đường quốc gia. Trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2. Tuy vậy, việc phân tích về tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2, đặc biệt là đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc điều trị đái tháo đường của bệnh nhân vẫn chưa được thực hiện.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
2. Phân tích mức độ tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Khám bệnh – phòng khám bệnh Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Hà Nội, Hà Nội.
2. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng.
3. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.
4. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2010), “Đái tháo đường”, Bệnh học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 209-221.
6. Bộ Y tế (2015), “Đái tháo đường týp 2”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
nội tiết – chuyển hóa, NXB Y học, Hà Nội, tr. 174 – 187.
7. Bộ Y tế (2015), Dược thư quốc gia, NXB Y học, Hà Nội.
8. Ngô Quí Châu (2012), “Đái tháo đường”, Bệnh học nội khoa, tập 2, NXB Y
học, Hà Nội, tr. 322-342.
9. Nguyễn Văn Đặng (2010), “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh”, Luận án dược sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
10. Trần Hữu Dàng (2011), “Đái tháo đường”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 268-300.
11. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện nhân dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Thị Xuân Hòa (2013), Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
13. Đào Mai Hương (2012), “Nhận xét việc sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường dạng uống tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ học 3
1.1.3. Phân loại ĐTĐ 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 5
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ 5
1.1.6. Các biến chứng của ĐTĐ 6
1.2. Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 7
1.2.1. Mục tiêu điều trị 7
1.2.2. Phương pháp điều trị 8
1.3. Các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 10
1.3.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 đường uống 10
1.3.2. Insulin 14
1.4. Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 15
1.4.1. Tuân thủ điều trị 15
1.4.2. Một số nghiên cứu về đánh giá tuân thủ điều trị trên bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 23
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 23
2.3. Các nội dung nghiên cứu 24
2.3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 24
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 24
2.3.3. Phân tích mức độ tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu 25
2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 25
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị 25
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá tính phù hợp của phác đồ điều trị 26
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc 27
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá thái độ, niềm tin với thuốc điều trị 27
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 29
3.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 29
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0) 31
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám 32
3.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 33
3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu 33
3.2.2. Các phác đồ điều trị được sử dụng trong mẫu nghiên cứu 34
3.2.3. Phân tích phác đồ điều trị ở thời điểm ban đầu (T0) 35
3.2.4. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu 36
3.2.5. Tỷ lệ và lý do thay đổi phác đồ điều trị 37
3.2.6. Các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình nghiên cứu 38
3.3. Phân tích mức độ tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu 39
3.3.1. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 3 tháng điều trị 39
3.3.2. Phân tích sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân 40
3.3.3. Ảnh hưởng của mức độ tuân thủ dùng thuốc đến hiệu quả điều trị ĐTĐ 42
3.3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ dùng thuốc 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 49
4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 49
4.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 49
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (To) 51
4.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 52
4.2.1. Danh mục các thuốc diều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu 52
4.2.2. Các phác đồ điều trị được sử dụng trong mẫu nghiên cứu 54
4.2.3. Phân tích phác đồ điều trị ở thời điểm ban đầu (To) 55
4.2.4. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu 56
4.2.5. Tỷ lệ và lý do thay đổi phác đồ 59
4.2.6. Các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình nghiên cứu 61
4.3. Phân tích mức độ tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu 61
4.3.1. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 3 tháng điều trị 61
4.3.2. Phân tích sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân 63
4.3.3. Ảnh hưởng của mức độ tuân thủ dùng thuốc đến hiệu quả điều trị ĐTĐ 64
4.3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh
nhân 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Leave a Comment