Phát hiện adn phôi thai tự do trong huyết tương máu ngoại vi mẹ: ứng dụng cho chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp

Phát hiện adn phôi thai tự do trong huyết tương máu ngoại vi mẹ: ứng dụng cho chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ: Gần đây, sự phát hiện ra ADN phôi thai trong huyết thanh mẹ đã mở ra một phương pháp mới chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp. Mục đích của nghiên cứu này là tách chiết ADN phôi thai tự do trong trong máu ngoại vi mẹ để sử dụng cho chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: AND phôi thai được tách chiết từ huyết tương máu ngoại vi của 29 phụ nữ mang thai với tuổi thai từ 7 đến 38 tuần. Gen đặc hiệu giới tính nam – SRY được phân tích bằng kỹ thuật PCR. KẼT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: 15 trong số 29 thai đã được xác định là nam qua phân tích PCR với gen đặc hiệu giới tính nam. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả kiểm tra giới tính qua siêu âm cũng như giới tính sau sinh. KẼT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ: ADN tự do phôi thai tách chiết được từ huyết thanh máu ngoại vi mẹ rất có giá trị để chẩn đoán trước sinh bệnh di truyền bằng biện pháp không can thiệp.
*Từ khoá: AND phôi thai tự do, chẩn đoán trước sinh
1.    Đặt vấn đề
Lo và cộng sự, 1996 đã phát hiện ra ADN phôi thai trong huyết thanh trong máu ngoại vi mẹ [3]. Điều này mở ra một triển vọng mới trong công tác chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp.
Trên thế giới cũng như Việt Nam chẩn đoán trước sinh bằng các biện pháp can thiệp là phương pháp được tiến hành chủ yếu từ trước tới nay. Tuy nó mang lại nhiều lợi ích như xác định sớm các trường hợp thai mang bệnh di truyền để giúp cho công tác tư vấn di truyền y học, song chẩn đoán qua chọc dò xét nghiệm dịch ối, sinh thiết nhau thai… cũng gặp phải tỷ lệ tai biến từ 0,5-1%. Chính vì vậy nhiều nhà khoa học trên thế giới trong những năm gần đây tập trung vào việc nghiên cứu tách chiết ADN phôi thai trong máu mẹ để có thể áp dụng chẩn đoán trước sinh bằng biện pháp không can thiệp qua phân tích ADN của bào thai lưu hành trong máu mẹ [1, 2, 6]. Trong thực tế đã có nhiều tác giả thành công trong lĩnh vực này như áp dụng chẩn đoán giới tính [4] hay chẩn đoán nhóm máu Rh [7], chẩn đoán bệnh di truyền [6, 9, 10]. Có tác giả đã sử dụng ADN phôi thai tự do phân tích đột biến và nhận dạng cá thể của thai trong hình sự pháp y [5].
Đề tài được thực hiện nhằm một số mục tiêu sau:
–    Nghiên cứu tách chiết ADN thai trong huyết tương máu mẹ.
–    Xác định ADN phôi thai tự do trong huyết tương máu mẹ bằng kỹ thuật PCR.
2.    Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: 29 phụ nữ mang thai vào khám thai tại phòng khám bệnh Viện quân y 103 và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh – Y – Dược học, Học viện quân y với tuổi thai từ 7-38 tuần. Mẫu chứng dương được lấy từ nam giới; mẫu chứng âm được chọn từ phụ nữ chưa mang thai lần nào.
Thu và chuẩn bị mẫu: Máu ngoại vi toàn phần được lấy vào tuýp lấy máu vô khuẩn được chống đông bằng EDTA. Mỗi mấu lấy 5ml máu. Máu sau khi lấy được li tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút. Bảo quản huyết tương thu được trong tủ lạnh âm – 80oC cho tới khi tách ADN.
Phương pháp tách chiết ADN phôi thai từ huyết tương máu mẹ: ADN phôi thai được tách chiết từ huyết thanh máu mẹ bằng QIAgen Blood KIT (Qiagen) theo qui trình của nhà sản suất có cải biên [4].
Phương pháp nhân gen In vitro (PCR): gen đặc hiệu giới tính nam – SRY nằm nhiễm sắc thể giới tính Y được khuyếch đại với mồi đặc hiệu trên máy nhân gen ABI 9800 FAST. Trình tự mồi: SRY-F 5’-GGT GTT GAG GGC GGA GAA ATG-3’; SRY-R 5’-ATA AGA AAG TGA GGG CTG TAA GTT-3’. Chu trình

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment