Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi: báo cáo 1 ca lâm sàng

Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi: báo cáo 1 ca lâm sàng

Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi: báo cáo 1 ca lâm sàng
Phạm Thị Việt Dung, Phạm Kiến Nhật
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
 Nâng mông là phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến. Nhiễm trùng chiếm 1,9 đến 5% biến chứng. Phương pháp điều trị thường là phối hợp liệu pháp kháng sinh và tháo vật liệu; tuy đảm bảo hiệu quả điều trị nhiễm trùng nhưng để lại tác động tâm lý đáng kể. Chúng tôi báo cáo một trường hợp điều trị thành công bằng liệu pháp kháng sinh phối hợp phẫu thuật bảo tồn túi độn mông. Bệnh nhân nữ 29 tuổi, được chẩn đoán nhiễm trùng khoang đặt túi sau phẫu thuật độn mông 10 ngày. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ; phẫu thuật lấy túi, rửa khoang, rửa và đặt lại túi cùng thì. Sau mổ bệnh nhân hết sốt, vết mổ liền tốt. Sau 8 tháng, hai mông hoàn toàn ổn định, không có biểu hiện nhiễm trùng tái phát, siêu âm không thấy tụ dịch. Phối hợp liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật bảo tồn túi độn là khả thi và có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần thời gian theo dõi dài hơn và trên số lượng lớn ca lâm sàng.

Ca phẫu thuật nâng mông đầu tiên được thực hiện vào năm 1965. Từ đó đến nay, kỹ thuật này ngày càng phổ biến. Theo Hiệp hội Thẩm  mỹ  Hoa  Kỳ,  năm  2013  có  tới  11.527 phẫu thuật nâng mông được thực hiện; đến năm 2016, con số này lên tới 20.673 ca. Tuy vậy, các biến chứng của phẫu thuật này không phải hiếm, tỷ lệ này trong một số báo cáo lên tới 30%.1 Các biến chứng thường gặp bao gồm toác vết mổ (9,6%), bướu huyết thanh (4,6%), liệt dây thần kinh ngồi (1%), tụ máu (0,63%), di lệch vật liệu (0,6%). Nhiễm trùng sau mổ chiếm tới 1,9 – 5% tổng số biến chứng, tỷ lệ này bao gồm cả nhiễm trùng nông và nhiễm trùng sâu. Tác nhân phổ biến nhất là S. aureus và E.coli.1Phương pháp điều trị thông thường đối với các trường hợp nhiễm trùng sau đặt vật liệu độn mông là sử dụng liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật lấy bỏ vật liệu càng sớm càng tốt. Phẫu thuật đặt lại túi độn có thể được xem xét thực hiện sau 3 – 6 tháng khi phần mềm tại chỗ ổn định, không còn các biểu hiện nhiễm trùng.2Phẫu thuật hai thì đem lại sự an toàn trong điều trị tình trạng nhiễm trùng nhưng để lại tác động tâm lý đáng kể cho bệnh nhân và thiệt hại về kinh tế do phải thêm một lần phẫu thuật và thay cặp túi mới. Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn hiện còn rất ít được báo cáo, những nguy cơ trong việc thực hiện phương pháp này khiến nó chưa được chấp thuận rộng rãi. Tuy vậy, trong một số trường hợp, phẫu thuật bảo tồn, đặt lại túi trong cùng thì phẫu thuật có thể xem xét chỉ định. Mục tiêu của bài báo nhằm mô tả một trường hợp điều trị thành công bằng kết hợp liệu pháp kháng sinh với phẫu thuật bảo tồn túi độn sau nhiễm trùng khoang đặt túi

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment