Phẫu thuật cơ chéo trong điều trị một số rối loạn vận nhãn
Rối loạn vận nhãn cơ chéo chiếm tỷ lộ khá lớn trong tổng thể các rối loạn vận nhãn, khoảng 60% trong lác quy tụ ở trẻ cm [163]. Khoảng từ 15% đến 50% lác cơ năng kèm theo hội chứng A,v, X [150], hội chứng Brown, hội chứng lác dứng phân ly ( DVD) với một tỷ lệ khá lớn có rối loạn vận nhãn cơ chco. Trong các loại lác liệt thì liệt cơ chéo trên thường hay gặp nhất ( Heỉveston EM. [50], Péchereau A. [175]).
Nhiều tác giả nhấn mạnh lới sự cần thiết phải xử lý yếu lố dứng trong lác cơ năng và trong các hội chứng lác khi có rối loạn vận nhãn cơ chco kèm theo, vì nếu vãn còn yếu tố đứng dù rất nhỏ thì khó mà đạt được thị giác hai mắt ổn định và sự cân bằng vận Iìhãn ở các hướng. Còn Irong trường hợp lác liệt do cơ chéo thì vấn đề xử lý phẫu thuật cơ chéo là chuyện đương nhiên.
Trước thập kỷ 40 của Ihế kỷ 20, íl khi người ta can thiệp vào các cơ chco vì chưa hiểu rõ về nó, vì sự phức tạp về mặt giái phẫu và sinh lý vận nhãn. Thậm chí đối với cơ chéo trên còn có quan niệm là “chớ dụng vào tôi” ( Noli me tangere) [52] ( Ihuật ngữ tiếng Anh là “off limits”), người ta cho rằng đó là cơ “Quý tộc” mà Thượng đế ban cho để đọc sách ( iMuscle de lecture) và mở mang trí tuệ nên không được động tới [162]. Mãi tới những nãm giữa thế kỷ 20 mới bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về cơ chco, nhất là từ thập kỷ 80, nhờ có những tiến bộ mới về kỹ thuật thăm khám, đánh giá ( siêu âm, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp…) người ta mới có những hiểu biết đầy đủ hơn về giải phẫu, sinh lý vận nhãn và bệnh học phức tạp của cơ chéo, từ đó đã ra đời hàng trăm kiểu phẫu thuật cơ chéo khác nhau, rất phong phú và da dạng tới mức khó mà có thể lựa chọn được một giải pháp kỹ thuật nào mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy cho tới nay, trong lĩnh vực phẫu thuật cơ chéo vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa thống nhất, còn nhiều tranh luận mang tính thời sự giữa các nhà lác học. Quérc MA., một trong những chuyên gia hàng đầu về lác ở Pháp ( Trường phái Nantcs) đến cuối đời cỏng tác trước khi về nghỉ còn nói: có nhiều quy luật về lác chéo, trước đây tướng đã nắm được nhưng đến nay (1999) vẫn còn nhiều điều chưa hiểu nổi! [180].
Ở Việt Nam, trước nghicn cứu này, lĩnh vực rối loạn vận nhãn cơ chco hầu như chưa được khai phá. Trong những năm 1970 – 1980, Hà Huy Tiến cùng với khoa mắt trẻ em Viện Mắl có thực hiện một số phẫu Ihuật cơ chéo để điều trị lác ngang kết hợp yếu tố đứng, nhưng số lượng còn rất hạn chế nên chưa đánh giá được cả về mặt bệnh học lâm sàng và kết quả phẫu thuật. Chính vì vậy, rất cần có một công trình khoa học công phu và toàn diện hơn để nghiên cứu về mặt bệnh học cũng như đánh giá kết quả điều trị về rối loạn vận nhãn cơ chco trcn người Việt Nam.
Vì những lý do trên chúng tôi đà tiến hành công trình nghiên cứu mang tên ” Phẫu thuật cơ chéo trong điều trị một số rối loạn vận nhãn” bắt đẩu từ
• ‘ • • • • năm 1998 nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu các hình thái lâm sàng của rối loạn vận nhãn cơ chéo, trên cơ sở đó đánh giá vai trò của CƯ chéo trong bệnh sinh và bệnh lý của các thế loại này.
2. Thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau trcn cơ chéo. Đánh giá kết quả phẫu thuật, từ đó rút ra các kinh nghiệm về chỉ định phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật thích ứng đối với những thể loại bệnh lý có rối loạn vận nhãn cơ chco.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích