PHẪU THUẬT NỐI BẠCH MẠCH – TIỂU TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ: MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU

PHẪU THUẬT NỐI BẠCH MẠCH – TIỂU TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ: MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU

PHẪU THUẬT NỐI BẠCH MẠCH – TIỂU TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ: MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU

Nguyễn Văn Phùng*, Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang*
TÓM TẮT :
Mở đầu: Việc điều trị phù bạch mạch vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức. Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tĩnh mạch đã được sử dụng rộng rãi như là điều trị ngoại khoa cho phù bạch mạch thứ phát, bằng cách giải quyết sự ứ đọng của bạch huyết qua miệng nối bắc cầu bạch mạch – tĩnh mạch.
Mục tiêu: Mục tiêu của báo cáo này là đưa ra một số nhận xét ban đầu về phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tiểu tĩnh mạch trong điều trị phù bạch mạch của chi trên ở bệnh nhân ung thư vú.
Đối tượng và phương pháp: Gồm 3 bệnh nhân phù bạch mạch chi trên sau điều trị ung thư vú được phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tiểu tĩnh mạch bằng kỹ thuật “siêu vi phẫu”.
Kết quả: Số miệng nối trung bình là 3,3 (2-5 miệng nối), kích thước của bạch mạch từ 0,3 – 0,8 mm. Thời gian phẫu thuật trung bình là 4,5 giờ (3,5 – 5 giờ). Tất cả bệnh nhân xuất viện dưới 12 giờ sau phẫu thuật. Cả 3 bệnh nhân đều cảm thấy cải thiện ngay sau phẫu thuật. Sự khác biệt về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng giảm 20% và 3 tháng giảm 25%. Không có trường hợp nào ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật hoặc tình trạng phù gia tăng.
Kết luận: Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tiểu tĩnh mạch có thể làm giảm một cách hiệu quả mực độ trầm trọng của phù bạch mạch ở bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên cần được đánh giá với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và theo dõi lâu dài hơn.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment