Phẫu thuật nội soi hoàn toàn sửa van hai lá: những kinh nghiệm ban đầu tại Bệnh viện E

Phẫu thuật nội soi hoàn toàn sửa van hai lá: những kinh nghiệm ban đầu tại Bệnh viện E

Phẫu thuật nội soi hoàn toàn sửa van hai lá: những kinh nghiệm ban đầu tại Bệnh viện E
Phạm Thành Đạt, Nguyễn Công Hựu, Lê Ngọc Thành, Đoàn Quốc Hưng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi hoàn toàn là mức độ cao nhất trong phẫu thuật tim hở ít xâm lấn sửa van hai lá, mang lạinhiều lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là luôn đòi hỏi hệ thống robot hỗ trợ. Trên thế giới đã có nhiều trung tâm phẫu thuật lớn triển khai với những thế hệ robot mới ra đời nhưng đặc điểm chung của hệ thống robot là chi phí cao, cấu hình phức tạp, cần nhiều thời gian đào tạo. Tại Trung Tâm Tim Mạch Bệnh viện E, chúng tôi đã cải tiến một số kĩ thuật trong thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể, chọn vị trí đặt dụng cụ phẫu thuật, kĩ thuật bộc lộ van hai lá và do đó thành công trong việc áp dụng phẫu thuật nội soi hoàn toàn vào sửa van hai lá với những dụng cụ của phẫu thuật ít xâm lấn thông thường, không cần tới sự hỗ trợ của hệ thống robot.

Ca sửa van hai lá thành công đầu tiên đã được Bailey và cộng sự thông báo từ 1951.1 Tuy nhiên, cho tới khi Carpentier mô tả phương pháp phẫu thuật sửa van hai lá do sa van năm 1978 và đặc biệt kĩ thuật “French correction” áp dụng cho nhiều bệnh lý van hai lá khác nhau, sửa van mới trở thành tiêu chuẩn vàng cho các phẫu thuật viên tim mạch.² So với thay van, bảo tồn bộ máy van hai lá có thể cải thiện chức năng  tim,  tăng  chất  lượng  cuộc  sống,  giúp bệnh nhân tránh phải sử dụng thuốc chống đông lâu dài.Phẫu  thuật  sửa  van  sử  dụng  đường  mở xương ức vẫn là phương pháp kinh điển song sự phát triển của các kĩ thuật ít xâm lấn và các trang thiết bị phẫu thuật đã cho phép các phẫu thuật viên thu hẹp đường mổ, đặc biệt với đường mở ngực phải. Hiện tại, các kĩ thuật sửa van hai lá ít xâm lấn đã tiến tới mức độ 4 (mức độ cao nhất) với nội soi hoàn toàn, các đường mổ ngực phải dưới 1,5 cm và sự hỗ trợ của robot. Sự ra đời của hệ thống robot mang lại nhiều ưu điểm, thu nhỏ đường mổ, giảm sang chấn phẫu thuật tuy nhiên việc triển khai robot trong phẫu thuật tim hở còn nhiều phức tạp và ít khả thi trong tình hình nước ta hiện nay.Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E đã áp dụng các tiến bộ, triển khai thành công phẫu thuật sửa van ít xâm lấn từ 2013 cho tới nay và đã có nhiều cải tiến kĩ thuật được thực hiện. Gần đây nhất, từ 2018 chúng tôi đã có thể thực hiện được phẫu thuật sửa van hai lá nội soi hoàn toàn với tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi, hệ thống nội soi 3D, tất cả các thao tác phẫu thuật thực hiện trên màn hình nội soi mà không có hệ thống robot hỗ trợ.  Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào trong nước đánh giá đầy đủ, hệ thống về quy trình kĩ thuật, kết quả cũng như khả năng ứng dụng của phẫu thuật nội soi hoàn toàn trong sửa van hai lá.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment