PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT LÕ CẮT TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ cắt túi mật tại bệnh viện Việt Đức. Kết quả: 30 bệnh nhân bao gồm nữ: 17 (56,7%), nam: 13 (43,3%); tuổi trung bình 42,6 ± 14,1 (dao động từ 19 – 72 tuổi); chỉ số BMI trung bình 20,6 ±2,6 (dao động từ 16 – 25,3 kg/m2). Chỉ định phẫu thuật do sỏi túi mật: 18 (60%), polype: 8 (26,7%), sỏi và polype: 3 (10%), u túi mật: 1 (3,3%). Phẫu thuật nội soi một lỗ tiến hành trong toàn bộ nghiên cứu bằng một trocart qua rón với đường rạch da 2 cm; 2 trường hợp (6,7%) phổi đặt thêm trocart; không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Tai biến trong mổ: chảy máu 2 (6,7%); biến chứng sau mổ: chảy máu vét mổ 1 (3,3%), nhiễm trùng vét mổ 1 (3,3%). Két luận: mổ nội soi một lỗ cắt túi mật là phương pháp hiệu quả, ít biến chứng, hầu như không để lại sẹo trên thành bụng, là hướng phát triển mới cho lĩnh vực phẫu thuật nội soi.
Nội soi cắt túi mật được Phillip Mouret [1] thực hiện đầu tiên vào năm 1987 tại Pháp.
Thành công của phương pháp này đã mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngoại khoa, được ví như “cách mạng Pháp lần thứ 2”, ý nói rằng phẫu thuật nội soi cũng làm thay đổi thế giới như cuộc cách mạng Pháp năm 1789.
Năm 1992, Pelosi [2] và cộng sự thực hiện thành công phẫu thuật nội soi một lỗ (single- port – access – SPA) cắt ruột thừa bằng một dụng cụ đặt qua đường rạch da cạnh rốn chứa 3 kênh đễ đưa dụng cụ vào ổ bụng (camera: 1 lỗ 10 mm, dụng cụ: 2 lỗ 5 mm).
Năm 1997, Navara và cộng sự [3] lần đầu tiên thực hiện một đường rạch duy nhất ở rốn (single-incision laparoscopic surgery – SILS) để đưa vào ổ bụng 2 trocar 10 mm, kết hợp dùng kim khâu cố định túi mật lên thành bụng để cắt túi mật.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất